
-
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
-
Tin mới y tế ngày 21/7: Phẫu thuật thành công khối u sắc tố bẩm sinh khổng lồ
-
Người bệnh tiểu đường vui mừng khi được nhận thuốc đến 2-3 tháng
-
Can thiệp trong “giờ vàng” cứu bệnh nhân đột quỵ
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết -
Uống rượu khi đã xơ gan: Nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân rơi vào nguy kịch
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số 1181/ATTP-NĐTT, yêu cầu địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý.
Trước tiên, các cơ sở y tế nơi đang điều trị bệnh nhân phải tập trung mọi nguồn lực để theo dõi sát tình trạng sức khỏe, tích cực điều trị và không để xảy ra tình huống đáng tiếc ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
![]() |
Ảnh minh họa |
Song song đó, Sở Y tế tỉnh Phú Yên được giao tổ chức điều tra và truy xuất nguồn gốc thực phẩm, làm rõ cơ sở cung cấp nguyên liệu, các món ăn nghi ngờ là tác nhân gây ngộ độc.
Việc lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm để xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân cụ thể cần được tiến hành khẩn trương. Trong thời gian điều tra, cơ sở chế biến bữa ăn nghi ngờ phải tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.
Trường hợp phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời công khai kết quả điều tra để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.
Bên cạnh công tác xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều này bao gồm việc kiểm soát rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu; thực hiện đúng quy trình kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm; đồng thời đảm bảo vệ sinh trong suốt quá trình sơ chế, chế biến và vận chuyển thực phẩm. Người dân cũng được khuyến cáo cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm và các cơ sở dịch vụ ăn uống, đặc biệt khi tổ chức tiệc, sự kiện có đông người tham gia.
Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo tại Công văn số 271/ATTP-NĐTT ngày 18/02/2025 và Công văn số 6495/BYT-ATTP ngày 22/10/2024 của Bộ Y tế về việc triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên cả nước.
Sở Y tế tỉnh Phú Yên có trách nhiệm báo cáo đầy đủ kết quả điều tra và quá trình xử lý vụ việc về Cục An toàn thực phẩm theo đúng quy định. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người dân.
Trước đó, trao đổi với phóng viên về nguy cơ ngộ độc thực phẩm hiện nay theo TS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nhiều chất độc mới, chưa có trong danh mục xét nghiệm, đang len lỏi trong chuỗi thực phẩm hàng ngày, gây ra những hậu quả nặng nề mà giới chuyên môn vẫn chưa thể theo kịp trong công tác chẩn đoán và điều trị.
Theo bác sỹ Nguyên, hiện có ba nhóm chính gây ngộ độc thực phẩm: do vi sinh vật, do hóa chất và do độc tố tự nhiên. Trong đó, nhóm ngộ độc do vi sinh vật vẫn phổ biến nhất, thường đến từ thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, gây ra các bệnh như tiêu chảy, lỵ, thương hàn...
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là ngộ độc do hóa chất, dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn lại gây ra tổn thương đa cơ quan nghiêm trọng và rất dễ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, tình trạng ngộ độc mạn tính do ăn phải thực phẩm chứa hóa chất độc ở liều thấp trong thời gian dài đang diễn biến âm thầm, gây ra các bệnh lý ở gan, thận, thần kinh, thậm chí ung thư mà rất khó truy nguyên.
Thực tiễn cho thấy, các loại hóa chất độc hại trước đây như thuốc trừ sâu Monitor, Wofatox, DDT,... đã bị cấm, nhưng thị trường lại xuất hiện hàng loạt chất mới.
Các hóa chất này chưa được đánh giá đầy đủ về mức độ ảnh hưởng sức khỏe con người, bởi quá trình thử nghiệm chủ yếu vẫn thực hiện trên động vật, trong khi độ nhạy cảm của cơ thể người hoàn toàn khác biệt.
Việc này khiến các bác sỹ gặp không ít khó khăn khi xác định nguyên nhân gây ngộ độc, đặc biệt khi bệnh nhân không có biểu hiện ngộ độc cấp tính mà chỉ âm ỉ trong thời gian dài.
Tình hình càng phức tạp hơn khi nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm vì lợi nhuận đã sử dụng các loại phụ gia, hương liệu, chất bảo quản không rõ nguồn gốc, hoặc dùng hóa chất công nghiệp thay cho phụ gia thực phẩm.
Nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo hỗ trợ sức khỏe, giảm cân, tăng cường sinh lực nhưng lại bị phát hiện chứa hoạt chất của thuốc điều trị, như chất chữa rối loạn cương dương hoặc chất kích thích hệ thần kinh trung ương.
Điều nguy hiểm là những chất này không được công bố trên nhãn mác, khiến người tiêu dùng vô tình sử dụng quá liều, dẫn đến ngộ độc hoặc gặp phải tương tác thuốc nguy hiểm.
Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều vụ việc ngộ độc tập thể với quy mô lớn, nhưng sau khi điều trị và điều tra vẫn không thể kết luận rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp, mẫu vật đã bị hủy, mẫu bệnh phẩm không còn, hoặc hiện trường bị xáo trộn khiến việc tìm ra thủ phạm trở nên bất khả thi.
Trong khi đó, các loại hóa chất độc mới liên tục thay đổi, gây ra nhiều bệnh lý hiếm gặp, chẩn đoán khó khăn và thậm chí không có thuốc giải đặc hiệu.
Theo bác sỹ Nguyên, hiện có hàng triệu loại hóa chất độc trên thế giới, nhưng cơ sở dữ liệu xét nghiệm của Việt Nam mới chỉ phát hiện được vài nghìn loại. Điều này đồng nghĩa với việc chẩn đoán ngộ độc ngày càng khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh gian lận thương mại ngày càng tinh vi.
Từ góc độ quản lý, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên nhận định rằng hệ thống giám sát an toàn thực phẩm hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong khâu hậu kiểm. Việc để doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm mà không có biện pháp giám sát độc lập là lỗ hổng lớn.
Ông cho rằng cần có cơ chế thanh tra đột xuất, kiểm nghiệm ngẫu nhiên trên thị trường thay vì chỉ dựa vào hồ sơ đăng ký. Khi phát hiện vi phạm, các chế tài cần đủ mạnh để răn đe, kể cả xử lý hình sự nếu có thiệt hại lớn về sức khỏe cộng đồng.
An toàn thực phẩm không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó chính quyền địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Khi xảy ra vụ ngộ độc, các ban ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ, khẩn trương thu thập mẫu vật, bảo vệ hiện trường, truy xuất nguồn gốc để xác định chính xác nguyên nhân. Chỉ khi nguyên nhân được công bố rõ ràng, minh bạch thì mới có cơ sở để rút kinh nghiệm, điều chỉnh chính sách, ngăn ngừa các vụ việc tương tự.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần được trang bị đầy đủ kiến thức để trở thành người tiêu dùng thông thái. Việc lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, tránh mua hàng trôi nổi, cẩn trọng với các sản phẩm được quảng cáo “quá tốt để là thật” là những biện pháp cơ bản nhưng thiết yếu.
Chỉ khi toàn xã hội chung tay từ quản lý đến ý thức tiêu dùng thì mới có thể dần kiểm soát và đẩy lùi được nguy cơ ngộ độc thực phẩm đang ngày càng hiện hữu trong đời sống hàng ngày.
“Chúng ta không thể chữa cháy mãi. Ngăn chặn từ gốc, kiểm soát từ khâu sản xuất đến bàn ăn mới là giải pháp bền vững để bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết -
Uống rượu khi đã xơ gan: Nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân rơi vào nguy kịch -
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm? -
Truy nguồn gốc các lô Dầu mù u Thái Dương không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 20/7: Cảnh giác với viêm não Nhật Bản ở người trẻ -
Xã đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau cải cách hành chính -
Truyền thông về vắc-xin Rota đạt hiệu quả cao, góp phần tăng mạnh tỷ lệ tiêm chủng
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo