-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
- Hậu Giang sẽ trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới 4.000 tỷ đồng
- Quảng Bình: Tiếp tục dừng xem xét các đề xuất dự án khu đô thị mới
- Khánh Hoà: Đề xuất bổ sung dự án điện mặt trời 10 MW vào quy hoạch
- Khánh Hoà: Đồng ý chủ trương đầu tư 39,2 triệu USD làm hạ tầng vùng đồng bào thiểu số
- Giao Đà Nẵng làm chủ quản Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu
- Thủ tướng duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045
Đó là những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Quảng Ngãi: 12.700 tỷ đồng đầu tư 43 dự án hạ tầng giao thông, nông nghiệp
43 dự án, trong đó, có 05 dự án đã hoàn thành, 32 dự án đang thực hiện đầu tư và 06 dự án đang chuẩn bị đầu tư, với tổng mức đầu tư trên 12.700 tỷ đổng.
Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc là một trong những công trình có vốn đầu tư lớn tại Quảng Ngãi |
Theo Báo cáo của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi tại buổi làm việc mới đây với ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, sau khi sáp nhập, Ban Quản lý đang làm chủ đầu tư 43 dự án, trong đó, có 05 dự án đã hoàn thành, 32 dự án đang thực hiện đầu tư và 06 dự án đang chuẩn bị đầu tư, với tổng mức đầu tư trên 12.700 tỷ đổng. Riêng năm 2021, tổng kế hoạch vốn bố trí cho các dự án triển khai trong năm hơn 1.500 tỷ đồng, trong đó phần kế hoạch vốn đầu tư các công trình, dự án thuộc lĩnh vực giao thông 980 tỷ đồng và vốn thuộc lĩnh vực nông nghiệp gần 600 tỷ đồng.
Các dự án lớn đang được triển khai tại Quảng Ngãi bao gồm: Tiểu dự án GPMB đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (tổng mức đầu tư là 663,46 tỷ đồng); Cảng Bến Đình, huyện Lý Sơn (tổng mức đầu tư 256,796 tỷ đồng); Cầu Cửa Đại (Cổ Lũy) có tổng mức đầu tư là 2.250 tỷ đồng; Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc có tổng mức đầu tư là 1.498 tỷ đồng.
Ngoài ra, là dự án đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện vùng Tây Quảng Ngãi; Cầu Sông Rin; Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham), giai đoạn 2; Nâng cấp tuyến đường ĐT.624B (Quán Lát - Đá Chát); Nâng cấp tuyến đường từ đường tránh Đông đi Thu Xà; Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong; Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 1 và thành phần 2; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của thành phố Quảng Ngãi (lưu vực ra sông Trà Khúc) tổng mức đầu tư là 300 tỷ đồng; Đập ngăn mặn Trà Bồng; tuyến đê biển thôn Thạnh Đức, Phổ Thạnh, Đức Phổ...
Tại buổi làm việc, ông Đặng Văn Minh bên cạnh đánh giá cao nỗ lực của Ban Quản lý trong việc triển khai thực hiện các dự án trong năm 2020, cũng đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như cơ cấu, tổ chức bộ máy. Trong đó, ông Minh cho rằng, bộ máy của Ban Quản lý quá cồng kềnh, kém hiệu quả; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư tại nhiều dự án còn chậm, thiếu đồng bộ; hồ sơ một số dự án không đạt yêu cầu dẫn đến điều chỉnh nhiều lần...
Qua đó, ông Đặng Văn Minh nhấn mạnh, với việc sáp nhập 2 Ban Quản lý thành 1 và bắt đầu từ năm 2022, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ giao những dự án lớn, mang tính động lực lan tỏa tại KKT Dung Quất và các KCN của tỉnh cho Ban Quản lý.
“Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Ban Quản lý đối với công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Qua đó, Ban Quản lý phải là Ban điển hình, chuyên nghiệp về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh. Để làm được điều đó, yêu cầu Ban Quản lý phải sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đủ mạnh, ngang tầm với khối lượng công việc được giao”- ông Minh nhấn mạnh và chỉ đạo Ban Quản lý khẩn trương tiếp nhận đầy đủ tất cả các dự án từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bàn giao sang, hoàn thành chậm nhất trước ngày 31/3/2021.
Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý; Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án do Ban Quản lý làm chủ đầu tư, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và đúng quy định.
Giao Đà Nẵng làm chủ quản Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Đà Nẵng làm cơ quan chủ quản xây dựng bến cảng Liên Chiểu, có tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Cảng Liên Chiểu được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển cho Đà Nẵng. |
Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký văn bản giao UBND thành phố Đà Nẵng làm chủ quản Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung, theo đề nghị và báo cáo thẩm định số 1052/BC-BGTVT ngày 3-2-2021 của Bộ GTVT.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Đà Nẵng rà soát, hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung, theo ý kiến thẩm định của Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo quy định. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và ký tắt vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo báo cáo thẩm định của Bộ GTVT, dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung, đáp ứng yêu cầu cơ sở hạ tầng cho phát triển khu bến cảng Liên Chiểu giai đoạn đầu thông qua lượng hàng từ 3,5 - 5,0 triệu tấn/năm và phát triển các bến giai đoạn tiếp theo theo quy hoạch; gồm các hạng mục như kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, giao thông kết nối cảng, hạ tầng kỹ thuật kết nối… có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở 6.000 - 8.000 TEU.
Dự kiến tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu (phần cơ sở hạ tầng dùng chung) là 3.426,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 đến năm 2024.
Trong Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cảng Liên Chiểu cũng là dự án lớn được đưa vào quy hoạch để đầu tư xây dựng.
Vốn Nhật Bản chảy mạnh vào các KCN ở phía Nam
Hiện là thời điểm thuận lợi để các KCN, các địa phương kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản nhằm thu hút đầu tư, nhất là ở những tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế ở khu vực phía Nam.
Ông Masato Kataoka, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ojitex Việt Nam (Nhật Bản) cho biết, doanh nghiệp vừa nhận giấy phép đầu tư nhà máy sản xuất tại tỉnh Đồng Nai, với vốn đầu tư đăng ký 60 triệu USD. Dự án sẽ sản xuất các loại bao bì chất lượng cao, với quy mô 78.000 tấn/năm.
Tỉnh Đồng Nai hiện có 253 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 4,87 tỷ USD, xếp thứ 3 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh.
Thời gian gần đây, doanh nghiệp Nhật Bản liên tục đầu tư mới và tăng vốn mở rộng sản xuất tại Đồng Nai, với nhiều lĩnh vực hoạt động như sản xuất giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ…
Tại Bình Dương, Nhật Bản hiện dẫn đầu trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh này, với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD. Các dự án của Nhật Bản tại Bình Dương chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực, như sản xuất linh kiện điện tử, mạch và chip điện tử; sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất sắt thép; các ngành công nghiệp hỗ trợ khác.
Trong đó, một số dự án tiêu biểu của nhà đầu tư Nhật Bản như các dự án hạ tầng, đô thị, giao thông… của Tập đoàn Tokyu, tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD; Dự án sản xuất các thiết bị linh kiện điện tử Công ty TNHH Wonderful Saigon Electrics, 450 triệu USD; Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Bình Dương, 95 triệu USD...
Ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) nhìn nhận, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc sản xuất linh kiện, phụ kiện của chuỗi cung ứng gặp khó khăn, thì Việt Nam kiểm soát dịch bệnh tốt, nên thu hút được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp Nhật Bản.
“Đây là cơ hội lớn để các khu công nghiệp (KCN), các địa phương ở Việt Nam kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản nhằm thu hút đầu tư, nhất là ở những nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế”, đại diện của JCCH nói.
Nhằm đón sóng đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản, liên tiếp thời gian gần đây, các địa phương như Bình Dương, Bình Phước đã tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua hình thức hội thảo trực tuyến.
Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước thông tin, tỉnh này đã có 13 KCN với tổng diện tích 4.686 ha, trong đó có 11 KCN đã thu hút được nhà đầu tư thứ cấp.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Bình Phước đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương quy hoạch mở rộng 3 KCN và thành lập mới 4 KCN, nâng tổng số KCN của tỉnh lên 17 khu với tổng diện tích 10.000 ha.
Vài năm gần đây, Bình Phước đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.
"Chúng tôi luôn đánh giá cao tiềm năng của các nhà đầu tư và mong muốn các tập đoàn lớn, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản đầu tư nhiều hơn nữa vào Bình Phước”, bà Hiền nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Thao, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh này đang xây dựng Chương trình đột phá về hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư.
Theo đó, Bình Dương tiếp tục phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các tỉnh, thành phố lân cận trong xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án, công trình giao thông. Trong đó, tập trung đầu tư các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường Hồ Chí Minh nhánh N2 về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và nhánh phía Đông kết nối với TP.HCM...
Đối với các vấn đề được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm như nhà xưởng cho thuê, khu nhà ở dành cho công nhân lao động, chính quyền tỉnh Bình Dương đã đưa ra những giải pháp thiết thực, như giao Becamex IDC xây dựng 200.000 m2 nhà xưởng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, đồng thời phát triển các khu phức hợp, như khu nhà ở, dịch vụ và KCN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và người lao động sinh sống.
Vĩnh Long mời gọi nhà đầu tư chiến lược từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Singapore...
Ông Lê Quang Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ký Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 16/3/2021 về việc ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long.
Khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) nhìn từ sông Hậu |
Theo đó, mục tiêu của Chương trình trên là nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về tiềm năng, lợi thế của tỉnh Vĩnh Long; tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiếp cận các Dự án trọng điểm, tìm hiểu các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư... của tỉnh. Bên cạnh đó, tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ; tập trung rà soát, hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư nhằm đảm bảo các dự án thực hiện đúng theo tiến độ và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển...
Về định hướng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án trọng điểm trên các lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp; khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư sản xuất, chế biến nông sản; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; phát triển đô thị- nhà ở; đầu tư trung tâm thương mại - dịch vụ...
Về định hướng đối tác xúc tiến đầu tư, tỉnh Vĩnh Long chú trọng tập trung mời gọi các nhà đầu tư chiến lược đến từ các thị trường nhiều tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Singapore...
Dự kiến trong quý IV năm nay, tỉnh Vĩnh Long sẽ tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, trong đó có việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác với 01 địa phương tại quốc gia này. Đối tượng xúc tiến đầu tư là các tổ chức xúc tiến quốc tế, các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các doanh nghiệp, các hiệp hội có liên quan tại Nhật Bản.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long dự kiến là 2,858 tỷ đồng.
Đồng Tháp xác định 7 lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Tháp xác định 7 lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp |
Mục tiêu của Kế hoạch này là nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp từ cấp tỉnh đến cơ sở; vận dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; thu hút đầu tư vào các nội dung ưu tiên, khuyến khích đầu tư trên từng lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, phát triển nông thôn và chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Đồng thời, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, gắn với yếu tố thị trường, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, làm động lực phát triển bền vững. Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập để nâng cao sức cạnh tranh, từng bước gia tăng giá trị sản phẩm theo hướng tăng liên kết chuỗi nông sản.
Theo Kế hoạch trên, có 7 lĩnh vực được tỉnh Đồng Tháp ưu tiên thu hút đầu tư, đó là: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Các Dự án đầu tư thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản chủ lực, hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch và đa dạng hóa sản phẩm nông sản chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý chất lượng của thị trường tiêu thụ.
Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị, đặc biệt trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường tiêu thụ nông sản, kịp thời cung cấp thông tin và các dịch vụ thị trường cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân để chủ động tổ chức phương án sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào phát triển hệ thống cung ứng và phân phối nông sản, xây dựng chợ đầu mối/trung tâm phân phối nông sản hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, đấu giá các mặt hàng nông sản.
Thu hút đầu tư vào phát triển các dịch vụ du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng gắn với các ngành nghề truyền thống và phát triển đặc sản của các địa phương.
Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới nền sản xuất bền vững.
Kinh phí để thực hiện Kế hoạch trên được thực hiện lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan, vốn ngân sách nhà nước được phân bổ hàng năm cho các đơn vị, địa phương.
Đề xuất duy trì sân bay Đà Nẵng là cảng hàng không quốc tế, cửa ngõ quốc gia
UBND Tp. Đà Nẵng muốn giữ phân cấp của sân bay Đà Nẵng khi tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng - Ảnh: TTXVN. |
Đây là một trong những nội dung tại công văn số 1326/UBND – SGTVT vừa được UBND Tp. Đà Nẵng gửi Bộ GTVT góp ý về dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo UBND Tp. Đà Nẵng, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện có tổng diện tích đất 861,29 ha; công suất năm 2019 là 15,53 triệu hành khách/năm (so với công suất thiết kế, xây dựng năm 2016 – 2017 là 10 triệu hành khách/năm); công suất theo quy hoạch đến năm 2030 tại Quyết định số 236/QĐ –TTg ngày 23/2/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 28 triệu hành khách/năm.
Trong khi đó, công suất định hướng đến năm 2050 theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang tiến hành xin ý kiến là 40 triệu hành khách/năm với phương án 1 và 30 triệu hành khách/năm đối với phương án 2.
UBND Tp. Đà Nẵng cho rằng, việc dự báo tăng trưởng thấp, thiếu chính xác của các giai đoạn quy hoạch và đầu tư trong giai đoạn trước đây đã liên tục gây quá tải tại sân bay Đà Năng là bài học kinh nghiệm khi lập quy hoạch cho các giai đoạn tiếp theo.
“Bộ GTVT cần chỉ đạo tư vấn rà soát, khảo sát kỹ số liệu, thu thấp số liệu tăng trưởng trong 5 năm của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng để đưa ra mô hình dự báo cho phù hợp”, công văn số 1326 do ông Lê Quang Nam – Phó Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng ký nêu rõ.
UBND Tp. Đà Nẵng cũng cho rằng việc dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất loại bỏ sân bay Đà Nẵng ra khỏi phân cấp cảng hàng không quốc tế cửa ngõ (được phê duyệt tại Quyết định số 236) với ký do “phù hợp với nguồn lực đầu tư và công suất, quy mô tối đa của Cảng hàng không Đà Nẵng” là chưa phù hợp với Luật Hàng không 2006 và thực tế hiện nay của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, Đồ án này còn chưa xem xét đến Quy hoạch chung điều chỉnh Tp. Đà Năng đến 2030 tầm nhìn đến 2045 và chưa phù hợp với Nghị quyết số 43/NQ – TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng và phát triển Tp. Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn đến 2045 với quan điểm “kết nối chặt chẽ với các cực tăng trưởng, các trung tâm phát triển, các thành phố lớn trong cả nước và khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương”.
Trong khi đó, nếu bị đưa ra ngoài phân cấp cảng hàng không quốc tế cửa ngõ, sân bay Đà Nẵng sẽ bị hạn chế nhiều Dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng để thực hiện các chức năng cốt lõi như” sân bay dự bị chiến lược cho các đường bay quốc tế - quốc nội trên vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh; phục vụ hành khách với sản lượng 30 triệu hành khách/năm sau 2030; phát triển hạ tầng logistics hàng không…
“Với những lý do nói trên, đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam giữ nguyên Cảng hàng không quốc tế Đà nẵng là cảng hàng không quốc tế, cửa ngõ quốc gia như đã được phân cấp tại Quyết định số 26”, đại diện UBND Tp. Đà Nẵng kiến nghị.
Tại dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đến năm 2030, trong số 26 sân bay được quy hoạch có 3 sân bay quốc tế cửa ngõ: Nội Bài (TP Hà Nội), Long Thành (Đồng Nai) và Tân Sơn Nhất (TP HCM). Đến năm 2050, trong 30 sân bay có 5 sân bay quốc tế cửa ngõ, trong đó ngoài 3 sân bay kể trên có thêm Chu Lai (Quảng Nam) và Cam Ranh (Khánh Hòa).
Quảng Nam thống nhất đầu tư các dự án đô thị, khu dân cư
Tỉnh Quảng Nam đã thống nhất đầu tư dự án Khu đô thị Lam, Khu đô thị An Nam tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc và hai khu dân cư tại huyện Đại Lộc.
Tỉnh Quảng Nam đang tập trung phát triến khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc. |
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa thông qua Nghị quyết đầu tư Dự án Khu đô thị Lam, Khu đô thị An Nam tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc và dự án Khu dân cư Trung An, Khu dân cư phía Tây thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc).
Theo đó, dự án Khu đô thị Lam, Khu đô thị An Nam tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc do Công ty TNHH Địa ốc Hà An làm chủ đầu tư. Dự án này được HĐND tỉnh Quảng Nam cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư trong tháng 4/2020, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trên cơ sở các quy hoạch xây dựng chi tiết (tỷ lệ 1/500) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp với hồ sơ khớp nối, bổ sung và điều chỉnh và ban hành Quy định quản lý quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) các giai đoạn I, II, III tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn đã được phê duyệt, các chủ đầu tư phải lập thủ tục điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết (tỷ lệ 1/500) của dự án và đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, dẫn đến làm thay đổi một số nội dung đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Một số nội dung điều chỉnh của dự án này theo quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) thì đất ở có diện tích 74.702 m2, gồm đất ở liên kế là 67.022 m2, đất ở biệt thự là 7.680 m2. Dự án sẽ đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, thuê mua trên các lô đất tiếp giáp với Đường trục chính đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc và tuyến đường ven sông Cổ Cò với tổng số 122 căn biệt thự, nhà liền kề…
Tại huyện Đại Lộc, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng thống nhất đầu tư dự án Khu dân cư Trung An và Khu dân cư phía Tây thị trấn Ái Nghĩa. Dự án Khu dân cư Trung An, có quy mô khoảng 13,4 ha (trên 10 ha tại khu vực đô thị) và có sử dụng đất lúa dọc Tỉnh lộ ĐT609.
Ban kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh Quảng Nam) đề nghị UBND tỉnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn và địa phương rà soát đảm bảo không vượt chỉ tiêu sử dụng đất lúa được phân bổ. Hoàn thiện các thủ tục liên quan trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa theo quy định đối với dự án Khu dân cư phía Tây thị trấn Ái Nghĩa. Thực hiện đảm bảo đầy đủ các thủ tục trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật hiện hành…
Gần 4.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng KCN Gia Bình II, Bắc Ninh
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Bình II với vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Bình II, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Dự án trên được đầu tư tại xã Nhân Thắng, xã Thái Bảo, xã Bình Dương, xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với quy mô 250 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án là 3.956,8 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư - Công ty cổ phần Tập đoàn HANAKA để thực hiện dự án là 1.201,2 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bắc Ninh đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; triển khai Dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm điều kiện về tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trong quá trình xem xét, quyết định thành lập mới khu công nghiệp.
Trường hợp thành lập mới khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh dẫn đến không bảo đảm đáp ứng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế để xem xét, quyết định chủ trương đầu tư của Dự án thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh Bắc Ninh bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án; có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013.
Chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh và các cơ quan có liên quan giám sát, đánh giá việc triển khai Dự án, trong đó có việc góp vốn và huy động vốn đầu tư của Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Nhà đầu tư triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định; triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.
Sẽ ký hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong tháng 3/2021
Công tác đàm phán hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam là đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đang diễn ra đúng kế hoạch.
Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Quảng Trị. |
Đây là một trong những thông tin đáng chú ý trong Báo cáo số 76/BC – CP về việc triển khai thực hiện chuyển đổi phương thức đầu tư 2 Dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, đến tháng 1/2021, Bộ GTVT đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo). Trên cơ sở kết quả trúng thầu, các Nhà đầu tư đã thành lập doanh nghiệp Dự án và đang làm việc với các ngân hàng về phương án huy động nguồn vốn tín dụng để triển khai thực hiện.
Hiện nay, các cơ quan của Bộ GTVT đang tích cực đàm phán với Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án để hoàn chỉnh hợp đồng theo đúng quy định pháp luật. Dự kiến ký kết hợp đồng dự án trong tháng 3/2021.
Theo quy định của Hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng, Nhà đầu tư có thời hạn tối đa 6 tháng (kể từ thời điểm ký kết hợp đồng dự án) để huy động nguồn vốn tín dụng; trường hợp Nhà đầu tư không huy động được nguồn vốn tín dụng để triển khai thực hiện, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng và tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Đối với 2 dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu, Báo cáo số 76 cho biết là ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 ngày 4/2/2021 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư, Bộ GTVT đã trình Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 1/3/2021 triển khai Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai, từ cuối năm 2020, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị các công việc cần thiết như lập hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư, hồ sơ điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, dự toán; xây dựng hồ sơ mời thầu xây lắp,...để ngay sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi phương thức đầu tư có thể triển khai ngay các thủ tục tiếp theo.
Hiện nay, Bộ GTVT đang gấp rút triển khai các thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, dự toán, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định pháp luật; phấn đấu khởi công gói thầu đầu tiên trong quý II/2021, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2023 theo đúng yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Do 2 dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển đổi phương thức đầu tư sang đầu tư công, khi xây dựng kế hoạch vốn năm 2021 chưa tính đến số vốn để chuyển đổi hình thức đầu tư công.
Về nội dung này, Chính phủ cho biết là sẽ điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm một cách hợp lý; tập trung, ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo đúng nguyên tắc quy định tại Luật Đầu tư công, bảo đảm hoàn thành các dự án theo tiến độ theo đúng yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tính đến đầu tháng 3/2021, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã giải ngân được 19.032,28/32.830,549 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch (năm 2018 giải ngân 142,141/142,141 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; năm 2019 giải ngân 6.856,040/7.670,306 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch (còn lại 814,266 tỷ đồng kéo dài sang năm 2020); năm 2020 giải ngân 10.751,342/10.794,368 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch).
Để bảo đảm việc triển khai dự án theo đúng yêu cầu, Chính phủ kiến nghị Quốc hội tiếp tục, thường xuyên giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện dự án theo các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo các cơ quan có liên quan kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội các địa phương có dự án đi qua thường xuyên quan tâm, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng cho Dự án.
Thủ tướng duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045
Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 15/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045.
Quy hoạch được duyệt xác định Đà Nẵng là Trung tâm của nhiều loại hình phát triển kinh tế của miền Trung-Tây Nguyên và là một phần chuỗi cung ứng toàn cầu |
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013. Sau gần 8 năm năm thực hiện, đến nay, Thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế - xã hội với tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, quá trình triển khai quy hoạch cũng phát sinh những vấn đề mang tính tổng thể, có tác động lớn đến sự phát triển của đô thị.
Sự ra đời của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định QĐ 393/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến định hướng Quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, UBND thành phố Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 1/2/2019, nhằm hướng đến mục tiêu “xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á”, khắc phục các tồn tại của quá trình phát triển đô thị.
Căn cứ Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, UBND thành phố Đà Nẵng đã tiến hành lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch trình Bộ Xây dựng thẩm định. Trong quá trình nghiên cứu Đồ án, UBND thành phố đã tổ chức 3 hội thảo quốc tế: Hội thảo đóng góp ý tưởng cho Đồ án Quy hoạch chung; Hội thảo phương án quy hoạch cảng biển; Hội thảo phản biện đồ án Quy hoạch chung ngày, nhằm lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư với 871 phiếu, tổng hợp thành 8 nhóm vấn đề, 62 nội dung; lấy ý kiến 10 doanh nghiệp, với 45 nội dung góp ý; ý kiến sở, ban, ngành, với 14 nhóm vấn đề, 80 nội dung góp ý. Ngoài ra còn có ý kiến của 77 đơn vị, các Hội, Hiệp hội, các trường Đại học, tổ chức và cá nhân chuyên gia.
Hồ sơ Đồ án được công khai trên Cổng thông tin điện tử thành phố, trang thông tin điện tử Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng, UBND các quận, huyện, các cơ quan truyền thông của thành phố; qua đó nhận về 16 phiếu góp ý của công dân, tổng hợp 6 nhóm vấn đề, 58 nội dung góp ý; 16 văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức. Đồ án được báo cáo định kỳ Thường trực Thành ủy 12 lần và các báo cáo đột xuất khác; báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy hai lần; báo cáo Hội nghị Thành ủy một lần. Đồ án đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 297/NQ- HĐND ngày 22-5-2020.
Về phía các bộ, ngành, Đồ án đã nhận được 12 ý kiến góp ý của các bộ và Hội nghề nghiệp. Bộ Xây dựng đã tổ chức đi thực địa và làm việc với UBND thành phố, đồng thời có văn bản góp ý cho Đồ án. Trên cơ sở đó, UBND thành phố đã chỉ đạo đơn vị tư nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh Đồ án quy hoạch và giải trình ý kiến góp ý của các bộ, Hội nghề nghiệp.
Theo đánh của Bộ Xây dựng, việc lấy ý kiến về nội dung quy hoạch của các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý tại địa phương tuân thủ đúng quy định. Hồ sơ trình thẩm định của Đồ án quy hoạch cơ bản phù hợp với các quy định của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật số 35 sửa đổi 37 Luật liên quan đến quy hoạch, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7-4-2010 của Chính phủ và Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, đủ điều kiện trình để tổ chức hội nghị thẩm định trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Theo đồ án quy hoạch, TP Đà Nẵng được định hướng xây dựng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, mang tầm khu vực. Phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics hướng đến hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại khu vực miền Trung. Trong đó, lấy Đà Nẵng là trung tâm logistics với hệ thống cảng biển (Tiên Sa, Liên Chiểu) và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, các quốc gia trong khu vực ASEAN và quốc tế.
Dự thảo thiết kế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng được định vị chiến lược kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030 trở thành một phần của mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu; một cổng vào của hành lang kinh tế Đông - Tây; mạng lưới thành phố thông minh ASEAN; điểm đến phong cách sống toàn cầu; trung tâm vận chuyển miền Trung Việt Nam …
Về tầm nhìn phát triển, Đà Nẵng trở thành đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững với những mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm KT-XH lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao. Đà Nẵng sẽ là thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên…
Định vị chiến lược thúc đẩy sự phát triển Đà Nẵng đến năm 2030 gồm: Đà Nẵng là một phần của Mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, Cổng vào của Hành lang Kinh tế Đông – Tây, tham gia mạng lưới thành phố thông minh ASEAN, điểm đến phong cách sống toàn cầu, trung tâm du lịch, dịch vụ và kinh tế biển. Theo dự báo, dân số Đà Nẵng đến năm 2030 khoảng 1,79 triệu người. Cấu trúc cảnh quan đô thị Đà Nẵng sẽ bao gồm: vùng ven mặt nước, vùng lõi xanh, vùng sườn đồi và một vùng sinh thái.
Đà Nẵng cũng sẽ thiết lập hai vành đai kinh tế. Thứ nhất là Vành đai phía Bắc – Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biển – Logistics. Thứ hai là Vành đai phía Nam – Vành đai Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về định hướng hạ tầng kỹ thuật, phải tiếp tục nâng cấp, mở rộng sân bay Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó còn có đầu tư xây dựng nhà ga đường sắt mới, cảng Liên Chiểu, chuyển dần cảng Tiên Sa thành cảng du lịch…
Theo nội dung đồ án, giai đoạn 2020-2025, Đà Nẵng cần hơn 232.000 tỷ đồng đầu tư, và giai đoạn 2025-2030, Đà Nẵng cần thêm vốn đầu tư hơn 63.000 tỷ đồng nữa. Tổng cộng, cần có 295.000 tỷ đồng để hiện thực hóa quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030.
Đồng Nai lấy ý kiến đầu tư xây dựng hạ tầng 3 khu công nghiệp gần 6.500 ha
UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu các sở, ngành có ý kiến về đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 6.475ha.
Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở, ngành có ý kiến về 3 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh để hoàn thành các thủ tục sớm thành lập. Ba khu công nghiệp kể trên bao gồm: Long Đức 3; Bàu Cạn - Tân Hiệp (huyện Long Thành) và Xuân Quế - Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ). Cả 3 khu công nghiệp này đều đã được Chính phủ phê duyệt và đưa vào Quy hoạch các KCN Việt Nam đến năm 2020 vào cuối tháng 12/2020 vừa qua.
Trong 3 khu công nghiệp mới, huyện Long Thành có 2 khu gồm Long Đức 3 (253ha); Bàu Cạn - Tân Hiệp (2.627ha). Ảnh: Ngọc Tuấn. |
Tổng diện tích các khu công nghiệp trên khoảng 6.475ha. Trong đó, khu công nghiệp Long Đức 3 khoảng 253ha; khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp khoảng 2.627ha và khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn khoảng 3.595ha.
Hiện tại, tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị phối hợp với các bộ, ngành để nhanh chóng hoàn thành thủ tục, hồ sơ để thành lập, chọn nhà đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tiến hành cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê đất làm nhà xưởng sản xuất công nghiệp.
Những năm qua, tốc độ phát triển công nghiệp chóng mặt khiến các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai trở nên trật trội. Theo đó, tình trạng hiếu hụt đất công nghiệp công nghiệp ngày càng gắt. Tỷ lệ lấp đầy đất cho thuê ở các khu công nghiệp gần 80%. Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai được Chính phủ phê duyệt phát triển 35 khu công nghiệp, tuy nhiên hiện tại mới thành lập được 32 khu công nghiệp. Trong đó, 31 khu công nghiệp đang hoạt động, 1 khu công nghiệp trong giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng để làm hạ tầng kỹ thuật.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thì trong 31 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có đến gần 20 khu công nghiệp đã lấp đầy. Các khu công nghiệp còn lại diện tích cho thuê rất ít, trong khi nhu cầu thuê đất để làm nhà xưởng sản xuất, kinh doanh tịa tỉnh Đồng Nai vẫn rất lớn. Vì thế, tỉnh Đồng Nai sẽ mở rộng và xây mới hàng loạt khu công nghiệp để giải “cơn khát” đất công nghiệp cho các nhà đầu tư.
TP.HCM: 35 dự án có vốn “khủng” được tháo gỡ vướng mắc
Có 35 dự án với tổng mức đầu tư hơn 320.000 tỷ đồng đã cơ bản được UBND TP.HCM tháo gỡ, đang triển khai thực hiện các bước đầu tư tiếp theo.
Thông tin này được đưa ta tại Hội nghị “Sơ kết hoạt động của Tổ công tác về đầu tư và lấy ý kiến góp ý kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư của TP.HCM năm 2021”, diễn ra vào ngày 19/3.
Trong hơn 3 năm qua, 18 nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề chính đã được Tổ công tác kết luận chỉ đạo chung về mặt chủ trương, định hướng. |
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, cho biết sau 3 năm thành lập, Tổ công tác về đầu tư của UBND TP.HCM đã kết luận hướng dẫn xử lý vướng mắc cho 92 Dự án.
Trong đó, có 51 dự án bất động sản, 21 dự án liên quan phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông, 18 nội dung liên quan đến phát triển hạ tầng xã hội, phục vụ người dân và 2 dự án liên quan đến hoạt động sản xuất.
Tổ công tác về đầu tư được UBND TP.HCM thành lập năm 2017 do Chủ tịch Nguyễn Thành Phong làm Tổ trưởng cùng các thành viên là các Phó chủ tịch UBND TP.HCM và các sở ngành chủ chốt.
Trong 3 năm qua, Tổ công tác về đầu tư của TP.HCM đã tập trung tháo gỡ vướng mắc cho 35 dự án với tổng mức đầu tư hơn 320.000 tỷ đồng, đến nay cơ bản thực hiện xong nội dung chỉ đạo, các khó khăn đã được tháo gỡ, đang triển khai thực hiện các bước đầu tư tiếp theo.
Đối với 57 dự án còn lại, các cơ quan chức năng đang cần đánh giá lại pháp lý, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lấy ý kiến hướng dẫn của các bộ ngành hoặc xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để củng cố hồ sơ pháp lý, làm cơ sở tiếp tục triển khai dự án.
Ngoài ra, Tổ công tác về đầu tư của TP.HCM cũng đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 108 đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP.HCM muốn gửi thông điệp rằng, chính quyền thành phố luôn cầu thị, mong muốn giải quyết các khó khăn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư bằng hành động thực chất, cụ thể.
"TP.HCM cũng mong muốn thời gian tới sẽ có thêm nhiều hơn nữa các dự án được tháo gỡ thông qua cơ chế hoạt động của Tổ công tác về đầu tư, góp phần xây dựng môi trường đầu tư thân thiện, đem lại hiệu quả đầu tư cho các doanh nghiệp", ông Phong nhận định.
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng đánh giá, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, kết quả đạt được là đáng ghi nhận, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư của thành phố, song hoạt động của Tổ công tác vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần được khắc phục.
Ông Nguyễn Thành Phong, cho biết sẽ bổ dung vào Dự thảo Kế hoạch triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thực hiện chủ đề năm 2021 của UBND TP.HCM.
Trong đó, đáng chú ý là nội dung “nếu quá 15 ngày làm việc, cơ quan lấy ý kiến không trả lời bằng văn bản xem như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan (thậm chí liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra cũng phải chịu trách nhiệm, vì đã đồng ý)”.
Ngoài ra, dự thảo cũng nêu rõ việc thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật không quá 1 lần trong 1 năm. Kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong 1 đợt, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.
Nghiên cứu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý kiến nghị của doanh nghiệp so với quy trình cơ quan, đơn vị đang thực hiện. Trên 80% các chi nhánh, văn phòng đăng ký đất đai giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đúng hẹn đạt 96%, mỗi năm tiếp theo tăng thêm 1%.
Trên 60% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của TP.HCM đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Các cơ quan, đơn vị liên quan đến các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài guyên và Môi trường phải đi đầu trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư.
Người đứng đầu chính quyền Thành phố cũng giao Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp...
TP.HCM sẽ có ít nhất 2 hệ thống kho lạnh, kho dự trữ cho ngành lương- thực phẩm
UBND TP.HCM vừa phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn giai đoạn 2020-2030.
Người dân TP.HCM mua bánh mì tại ABC Bakery (Ảnh: H.Phúc). |
Ngành chế biến lương thực thực phẩm là một trong bốn ngành trọng điểm của Thành phố, chiếm gần 14% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp xấp xỉ 14% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng bình quân 7%/năm.
Các Sở ban ngành Thành phố đánh giá, ngành chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng, thương hiệu uy tín chiếm lĩnh thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
TP.HCM cũng vừa phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn, giai đoạn 2020-2030 để phát triển đúng trọng tâm, trọng điểm trong giai đoạn tới.
Theo đó, mục tiêu cơ bản giai đoạn 2020- 2025 là xây dựng chiến lược phát triển tin ngành chế biến lương thực thực phẩm trong giai đoạn này.
Ngoài ra, Thành phố sẽ xác định danh mục nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của ngành để có giải pháp thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển đúng trọng tâm trọng điểm; xây dựng chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 trong đó có các sản phẩm của ngành chế biến lương thực thực phẩm; tập trung phát triển nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng nâng cao năng suất chất chất lượng sản phẩm đề xuất.
Thêm vào đó, TP.HCM có chủ trương xây dựng hệ thống kho lạnh kho lưu trữ kho dự trữ bảo quản cho ngành; đề xuất thí điểm cơ chế chính sách ưu đãi mới mang tính đột phá dành riêng cho các đối tượng, thực hiện các giải pháp đề án Dự án trong chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm TP.HCM.
Trọng tâm là chính sách hỗ trợ tham gia chương trình kích cầu đầu tư, đối với các dự án đầu tư ngoài phạm vi thành phố.
Thành phố dự kiến bố trí quỹ đất phục vụ ngành chế biến lương thực thực phẩm tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ và khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Về mục tiêu cơ bản giai đoạn 2025-2030 là tiếp tục triển khai và phát huy hiệu quả các đề án dự án chương trình thực hiện trong 2020-2025; tiếp tục xây dựng chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố giai đoạn 2025-2030, trong đó có ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Hàng năm, tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng năm cũng như tổ chức ít nhất một sự kiện xúc tiến thương mại; triển khai xây dựng và vận hành ít nhất hai hệ thống kho lạnh, kho dự trữ và tiếp tục lựa chọn và liên kết hình thành ít nhất hai vùng nguyên liệu cho ngành,…
Đà Nẵng: Nhiều dự án động lực chậm tiến độ
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng vừa có báo cáo về các Dự án trọng điểm, mang tính động lực trên địa bàn thành phố. Theo báo cáo này, TP.Đà Nẵng hiện có 67 dự án trọng điểm mang tính động lực cần tập trung triển khai trong giai đoạn 2016-2020, trong đó có 51 dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thành phố, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; 7 dự án đầu tư từ nguồn vốn của các bộ, ngành và 18 dự án đầu tư từ vốn của nhà đầu tư.
Dự án Tuyến đường ven sông Tuyên Sơn- Túy Loan hiện đang vướng mặt bằng. |
Đáng chú ý, 51 dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đến nay chỉ mới hoàn thành được 3 dự án là Bãi đỗ xe giai đoạn 1 tại đường Phan Châu Trinh, Nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm (giai đoạn 1), Nâng cấp cải tạo trạm xử lý nước thải Phú Lộc (giai đoạn 2); 34 dự án khác đang triển khai, còn lại đều dừng ở khâu thủ tục.
Cụ thể, Đà Nẵng đã quyết định đầu tư 4 cụm công nghiệp gồm Hòa Khánh Nam (hơn 13 ha), Hòa Hiệp Bắc (hơn 14 ha), Hòa Nhơn (hơn 24 ha) và Cẩm Lệ (hơn 29 ha), đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời giải phóng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư. Theo kế hoạch các cụm công nghiệp này sẽ hoàn thành trong năm 2020, tuy nhiên đến nay vẫn đang dừng ở khâu giải phóng mặt bằng.
Tương tự, dự án Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu CNC Đà Nẵng theo kế hoạch hoàn thành cuối tháng 9/2020 song vì vướng mặt bằng nên đến nay vẫn trong giai đoạn xây lắp. Việc chậm tiến độ các dự án hạ tầng công nghiệp dẫn tới thiếu mặt bằng thu hút đầu tư sản xuất, không tạo ra động lực phát triển.
Tuyến đường ven sông Tuyên Sơn- Túy Loan tổng vốn 571 tỷ đồng, khởi công từ giữa năm 2017, kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2020. Tuy nhiên dự án này cũng đang chậm tiến độ vì vướng mặt bằng, hiện mới giải tỏa được 283/414 hồ sơ..
Tuyến đường liên xã Hòa Phú- Hòa Ninh tổng vốn hơn 155 tỷ đồng, theo kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2020 nhưng đến nay vẫn đang triển khai giải phóng mặt bằng …
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng, tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án còn chậm, nên đã đề nghị các địa phương tăng cường đẩy nhanh công tác này, để sớm triển khai các dự án, tạo động lực phát triển cho thành phố.
EVN không thể “COD tạm” cho các dự án điện gió
"Bất cứ thứ gì tạm nghĩa là thủ tục chưa đủ sẽ rất rủi ro. Vì vậy, đề nghị các nhà đầu tư làm đúng, đầy đủ thủ tục theo quy định để vận hành thương mại dự án điện”.
Đường dây 220 kV Lao Bảo - Đông Hà chờ kéo dây |
Đây là trả lời của ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước kiến nghị của một số nhà đầu tư điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về việc “EVN xem xét có thể tạm công nhận đủ điều kiện vận hành thương mại (COD) cho các Dự án đã hoàn thành đầu tư nhưng có thể chưa có đường dây để kết nối với lưới điện quốc gia”.
Sở dĩ có đề nghị này là bởi giá mua điện gió được cho là khá hấp dẫn theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg chỉ áp dụng cho những dự án được công nhận COD trước ngày 1/11/2021 và sau mốc thời gian này chưa biết các nhà đầu tư sẽ bán điện theo phương thức nào và giá ra sao.
Đề nghị này cũng xuất phát từ thực tế, rất nhiều dự án điện gió tại Quảng Trị đang đứng trước nguy cơ hoàn tất đầu tư trước thời điểm tháng 11/2021 nhưng lại không thể kết nối với lưới điện quốc gia để thực hiện các công đoạn liên quan đến nghiệm thu, công nhận COD và từ đó được hưởng giá bán điện gió là 8,5 UScent/kWh do tiến độ các công trình truyền tải trên địa bàn tỉnh này đang ì ạch.
Điểm nghẽn ở đây là đường dây 220 kV Lao Bảo - Đông Hà và trạm biến áp 220 kV Lao Bảo hiện chưa hoàn tất xây dựng như kế hoạch đặt ra ban đầu.
Tại cuộc làm việc giữa UBND tỉnh Quảng Trị và EVN vào tháng 11/2020, nhằm tháo gỡ các khó khăn cho những dự án điện gió đang đầu tư kịp tiến độ tháng 10/2021 cũng như truyền tải được hết sản lượng điện làm ra lên lưới, lãnh đạo EVN đã cam kết, nếu tỉnh Quảng Trị bàn giao mặt bằng sạch trong tháng 12/2020 thì đường dây 220 kV Lao Bảo - Đông Hà và trạm 220 kV Lao Bảo sẽ được hoàn tất vào tháng 6/2021, đáp ứng được mong muốn của các nhà đầu tư điện gió khi mốc tháng 11/2021 không còn xa.
Tuy nhiên tại thời điểm ngày 12/3/2021, dù có nhiều tiến triển tốt trong giải phóng mặt bằng nhưng đã thấy rõ khả năng hoàn thành các công trình truyền tải này vào tháng 6/2021 là đầy thách thức và khó khăn.
Hiện tuyến đường dây 220 kV vẫn còn 25 vị trí cột chưa bàn giao mặt bằng để lắp dựng cột và 119 khoảng cột chưa bàn giao xuất tuyến để kéo dây.
Đáng nói là có khoảng 12 vị trí cột thuộc sự quản lý của một hộ dân và phía chủ đầu tư cùng các nhà thầu đã làm việc hàng năm nay nhưng kết quả vẫn là chưa có mặt bằng để thi công. “Nếu bàn giao mặt bằng trong tháng 3/2021 thì EVN và các đơn vị của mình sẽ dốc sức, dồn lực để tháng 6/2021 hoàn thành các công trình truyền tải này. Tức là thi công trong 3 tháng thay vì mất 6 tháng như dự tính cuối năm 2020”, ông Nhân nói.
Với thực tế các nhà đầu tư đã bỏ hàng tỷ đô la để làm các dự án điện gió tại phía Tây Quảng Trị và nếu dự án điện làm xong nhưng đường dây truyền tải không xong thì cần sẽ phải làm rõ trách nhiệm đâu là của địa phương, đâu là trách nhiệm của EVN, vì sẽ dính dáng tới câu chuyện phạt hợp đồng do không thực hiện được thoả thuận đã ký.
HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua chủ trương đầu tư 2 khu dân cư
HĐND tỉnh Hậu Giang vừa thông qua chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành và Dự án Khu đô thị mới Cái Tắc - Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp.
HĐND tỉnh Hậu Giang đã thông qua nghị quyết thống nhất chủ trương đầu tư 2 khu dân cư. |
Mới đây, tại Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã thông qua nghị quyết về việc thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành và Khu đô thị mới Cái Tắc - Thạnh Hòa (xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp), với mục tiêu xây dựng khu dân cư với chức năng nhà ở dân cư, kết hợp với chức năng thương mại - dịch vụ, nhằm phủ kín quy hoạch chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Theo đó, Dự án Khu dân cư nông thôn xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành có quy mô sử dụng đất khoảng 22,351 ha (không bao gồm đất khu thiết chế công đoàn, với diện tích khoảng 3,265 ha); số lượng nhà ở khoảng 930 căn; quy mô dân số khoảng 5.100 người. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 260 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Dự án Khu đô thị mới Cái Tắc - Thạnh Hòa (xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp) có quy mô sử dụng đất khoảng 14,495 ha (không bao gồm khu ở cải tạo chỉnh trang, với diện tích khoảng 1,165 ha); số lượng nhà ở khoảng 552 căn; quy mô dân số dự kiến 2.400 người. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 192,4 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
HĐND tỉnh Hậu Giang giao UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức thực hiện nghị quyết theo quy định pháp luật.
Khánh Hoà: Đồng ý chủ trương đầu tư 39,2 triệu USD làm hạ tầng vùng đồng bào thiểu số
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án CRIEM (Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vay ADB (ngân hàng Phát triển châu Á) tại tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở đó, các đơn vị, địa phương có liên quan khẩn trương hoàn thành nội dung báo cáo đề xuất, tờ trình để trình HĐND tỉnh thẩm tra và xem xét thông qua tại kỳ họp HĐND tỉnh.
Để đầu tư có hiệu quả, ông Nguyễn Tấn Tuân đề nghị Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cần rà soát, khảo sát thực tế, xem xét lại các tiểu dự án trong các hợp phần chính của dự án này, tránh trường hợp trùng lắp với các dự án, chương trình của Trung ương và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh; tính toán phương án trả lãi suất vay và vốn đối ứng cho dự án.
Theo báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, dự án CRIEM chủ yếu được triển khai tại các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm với 3 hợp phần chính: Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông; Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số; Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong 3 hợp phần này bao gồm các tiểu dự án như: Xây dựng cầu Ko Róa, đường cứu nạn đi Sơn Bình - Sơn Lâm - Thành Sơn, xây dựng và nâng cấp đường Suối Sóc (huyện Khánh Sơn); xây dựng và nâng cấp đường giao thông liên xã Khánh Thành - Liên Sang và Cầu Bà - Khánh Nam, xây dựng cầu và đường qua suối Mây thôn Suối Thơm, xã Khánh Đông (huyện Khánh Vĩnh)… Dự kiến tổng vốn đầu tư dự án 39,2 triệu USD, thực hiện dự án từ năm 2021 - 2025.
Nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Hậu Giang đi vào hoạt động
Sáng 12/3/2021, tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã diễn ra sự kiện khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang, do Công ty cổ phần Halcom Việt Nam và đối tác là Tập đoàn SE, Nhật Bản làm chủ đầu tư. Đây là Dự án nhà máy điện mặt trời đầu tiên đi vào hoạt động tại tỉnh Hậu Giang.
Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang. |
Dự án nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang có tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 6/2020. Sau 6 tháng triển khai thi công, Nhà máy đã chính thức hoàn thành và phát điện lên lưới vào ngày 26/12/2020.
Dự án có quy mô diện tích 33 ha, gồm 79.000 tấm pin năng lượng mặt trời, nhà điều hành, trạm biến áp, 6,83 km tuyến đường dây mạch kép 110kv TP. Vị Thanh - Long Mỹ đi qua địa bàn 2 xã Hòa An, Long Bình thuộc huyện Phụng Hiệp và phường Vĩnh Tường thuộc thị xã Long Mỹ.
Nhà máy có công suất 35 MWp, sản lượng điện dự kiến khoảng 50.800 MWh/năm, doanh thu dự kiến của nhà máy khoảng 80 tỷ đồng/năm.
Ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Halcom Việt Nam cho biết: “Dự án khởi đầu của kế hoạch đầu tư dài hạn và bền vững của Halcom tại tỉnh Hậu Giang. Hiện nay, chúng tôi cũng đã được UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận chủ trương mở rộng dự án điện mặt trời Hậu Giang II với công suất 40 MWp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các công trình kỹ thuật hạ tầng sẵn có.
Ngoài ra, với chiến lược phát triển hạ tầng bền vững, chúng tôi còn mong muốn được đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác như hạ tầng, đô thị, cấp thoát nước, và các ngành khác trong nền kinh tế tuần hoàn, từ đó góp phần nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của tỉnh nhà, từng bước chung tay phấn đấu đưa Hậu Giang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, dần trở thành tỉnh kiểu mẫu trong phát triển bền vững trên vùng sông Hậu tươi đẹp này”.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, việc phát triển điện mặt trời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020 - 2025 đã xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Do đó, đề nghị nhà đầu tư vận hành hiệu quả dự án, nguồn vốn đầu tư; sử dụng nhiều lao động tại địa phương; đóng góp vào ngân sách và tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, làm giàu tài nguyên, sinh thái của địa phương. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, khảo sát đề xuất đầu tư mở rộng quy mô và đề xuất thêm nhiều dự án điện mặt trời trên địa bàn để khai thác hiệu quả tiềm năng bức xạ mặt trời tại tỉnh Hậu Giang.
-
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái -
Thủ tướng duyệt tăng vốn Nhà nước xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh lên 9.800 tỷ đồng -
Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"