-
Khu du lịch sinh thái Nam Ô được điều chỉnh cục bộ quy hoạch 1/500 -
Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
TP.HCM dự kiến đầu tư 17.391 tỷ đồng mở rộng khu công nghệ cao -
Quảng Nam yêu cầu rà soát toàn bộ pháp lý Khu du lịch biển Lê Phan -
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình
Quốc lộ 29 nối Phú Yên - Đắk Lắk góp phần thay đổi diện mạo kinh tế tỉnh Phú Yên trong tương lai |
Trục đường huyết mạch hướng Đông - Tây
Tuyến ĐT 645 sau khi được nâng cấp lên thành Quốc lộ 29, với chiều dài 182,5 km, đi qua thị xã Đông Hòa, các huyện Tây Hòa, Sông Hinh (Phú Yên), Krông Năng, Ea Kar, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), đã trở thành một trong những trục đường huyết mạch hướng Đông - Tây, nối Phú Yên với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên hướng ra cửa ngõ phía Đông, tạo động lực phát triển kinh tế cho Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Đặc biệt, Quốc lộ 29 có khoảng 40 km, xuyên qua Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), đã góp phần làm “thay da đổi thịt”, thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của những vùng đất vốn dĩ nghèo nàn, lạc hậu ở các huyện Sông Hinh, Tây Hòa (Phú Yên). “Việc vận chuyển mía của bà con không còn trở ngại như trước. Giờ đây, nhờ con đường này, sản xuất nông nghiệp ở huyện Sông Hinh gặp nhiều thuận lợi. Từ Quốc lộ 29, xe tải vận chuyển nông sản vào tận nơi thu hoạch”, bà Lê Thị Tâm (một người dân của huyện Sông Hinh) hồ hởi.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Phương Đông, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Phú Yên cho biết, Quốc lộ 29 (nối Đắk Lắk - Phú Yên) hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã góp phần “kích cầu” kinh tế - xã hội không chỉ của 2 địa phương Đắk Lắk, Phú Yên, mà toàn vùng Nam Trung bộ với khu vực Tây Nguyên.
“Khi tuyến đường này được nâng lên quốc lộ, thì tầm hoạt động theo tiêu chuẩn quốc gia, không còn xuống cấp, đi lại khó khăn như trước đây nữa. Đặc biệt, Quốc lộ 29 không chỉ ‘kích cầu’ giao thương kinh tế giữa Phú Yên, Đắk Lắk với các tỉnh phía Tây Nguyên, mà còn giúp hình thành cửa ngõ phía Đông cho các tỉnh Tây Nguyên. Đó là vừa có sân bay, cảng biển, Quốc lộ 1A, đường sắt…, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vùng lân cận, kết nối cảng Vũng Rô và các điểm du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp… của các địa phương”, ông Đông chia sẻ.
Theo ông Đông, Quốc lộ 29 được đánh giá là êm thuận, ít độ dốc, nhưng tương lai vẫn cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng. “Dự kiến, Quốc lộ 29 sẽ tiếp tục được đầu tư, nâng cấp mở rộng trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, Chính phủ đang dồn nguồn lực đầu tư cho các tuyến đường cao tốc, nên các tuyến đường ngang ở Phú Yên tạm thời giữ nguyên hiện trạng, bảo trì để đảm bảo an toàn giao thông”, ông Đông cho hay.
Thường xuyên vận chuyển nông sản từ Tây Nguyên xuống Nam Trung bộ trên Quốc lộ 29, tài xế Hoàng Văn Linh đánh giá: “Quốc lộ 29 đã góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý và thời gian đi lại. Nhờ thế, nông sản từ các tỉnh Tây Nguyên đưa đi xuất khẩu đã gặp nhiều thuận lợi, tiết giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp”.
Cùng với Quốc lộ 29, Phú Yên đang đầu tư mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 650; xây dựng Dự án giao thông tuyến ven biển đến cảng Bãi Gốc kết nối với Quốc lộ 1 đi Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa…
Tuyến giao thông kết nối quan trọng
UBND tỉnh Phú Yên cũng cho biết, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên đang đẩy nhanh công tác bồi thường để sớm có mặt bằng, kịp thời phục vụ việc thi công Dự án Tuyến đường Phước Tân - Bãi Ngà, đoạn qua Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư, với quy mô toàn tuyến dài 3,835 km, tổng mức đầu tư là 489,003 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách (Trung ương hỗ trợ 350,463 tỷ đồng, phần còn lại là nguồn vốn ngân sách tỉnh), thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2022.
Trong khi đó, tuyến đường nối Gia Lai - Phú Yên được hoạch định là tuyến Quốc lộ 19E theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiều dài 135 km, quy mô cấp III-IV, 2 đến 4 làn xe, trong đó đoạn qua tỉnh Gia Lai có chiều dài 74,2 km... Theo Bộ Giao thông - Vận tải, việc quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường này nhằm bảo đảm liên kết vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Gia Lai, Phú Yên.
Mới đây, Ban Dân nguyện Quốc hội đã đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường nhằm bảo đảm liên kết vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ nói chung.
Theo Bộ Giao thông - Vận tải, tuyến đường nối Gia Lai - Phú Yên có điểm đầu giao với Quốc lộ 19 tại Km79+900, thuộc địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai và điểm cuối giao với Quốc lộ 19C tại Km70+500, thuộc xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, chiều dài 135 km.
Trong đó, đoạn tuyến qua tỉnh Gia Lai có chiều dài 74,2 km. Hiện trạng đoạn qua tỉnh Gia Lai từ Km0+000 đến Km25+700 (trùng với đường tỉnh 667) quy mô cấp IV miền núi. Đoạn từ Km25+700 đến Km62+000 đã được đầu tư quy mô cấp V miền núi. Đoạn từ Km62+000 đến Km74+200 (giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) dài khoảng 12,2 km hiện chưa có đường và dự kiến mở mới.
Đây là tuyến giao thông kết nối quan trọng của 2 tỉnh Gia Lai và Phú Yên, có ý nghĩa quan trọng với công tác cứu hộ, cứu nạn trong bão lũ, gắn phát triển kinh tế - xã hội khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tuyến đường cũng bảo đảm tính cơ động, góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; là tuyến giảm tải và dự phòng khi Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh bị ách tắc do mưa lũ.
Bộ Giao thông - Vận tải đã thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai về nhu cầu đầu tư tuyến Quốc lộ 19E trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, góp phần giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa và hành khách, an ninh quốc phòng cho tỉnh Gia Lai nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.
Những dự án giao thông đã và đang kết nối các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ (trong đó có Phú Yên) sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho từng địa phương, mà còn “kích cầu” toàn vùng.
Theo UBND tỉnh Phú Yên, 9 tháng đầu năm 2022, các thành phần kinh tế đã phục hồi và phát triển, lưu thông thông suốt, mở rộng kinh doanh, nhu cầu vận chuyển hành khách tăng cao trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè, góp phần làm cho doanh thu và khối lượng ngành vận tải đường bộ tăng mạnh so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động vận tải hành khách tạm ngưng hoạt động, vận tải hàng hóa gặp nhiều khó khăn).
Đáng chú ý, tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 2.761,8 tỷ đồng, tăng 20,8% so cùng kỳ, trong đó doanh thu vận tải hành khách tăng 45,5%, doanh thu vận tải hàng hóa tăng 14,1%, dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải gấp 2,8 lần so với cùng kỳ.
Vận tải ở tất cả các ngành đường của Phú Yên cơ bản đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, vận tải đường bộ đối với hành khách tăng 26,7%; vận chuyển hàng hóa tăng 14%; vận tải hàng không tăng gấp 2,8 lần; vận tải đường sắt tăng 15,4%; vận tải đường sắt đối với hành khách tăng gấp 2,2 lần… Điều này phần nào cho thấy, bộ mặt giao thông đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ổn định của nhiều ngành nghề.
-
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình -
Lộ lý do dừng thẩm định Dự án metro số 5, Ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So -
Ninh Thuận “mạnh tay” với dự án chậm tiến độ -
Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”