
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
![]() |
Lễ khởi công dự án mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long |
Theo đó, dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long có tổng chiều dài 5,5km. Điểm đầu tại km0 (ngã tư Mai Dịch), điểm cuối km5+500 (cầu Thăng Long). Theo thiết kế, sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ 12 làn xe (mỗi bên 6 làn xe), trong đó sẽ có 8 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Dự án có tổng mức đầu tư là 3.113 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách của TP Hà Nội. Trong đó, chi phí xây dựng là 821 tỷ đồng, chi phí GPMB là 1.824 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác là 107 tỷ đồng, chi phí dự phòng là 359 tỷ đồng.
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long được TP phê duyệt tại Quyết định số 3099/QĐ – UBND ngày 15/6/2016. Đây là một trong những dự án cấp bách của Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù tại Văn bản số 573/TTg – KTN ngày 5/4/2016.
Cũng theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án là hơn 391.996m2, số hộ dân phải GPMB là 796 hộ, số cơ quan phải GPMB là 55 cơ quan, số căn tái định cư được bố trí cho dự án là 609 căn. Trong đó, quận Cầu Giấy là 87.533,7m2, bao gồm hơn 2.252m2 đất ở và 7.752m2 đất nông nghiệp tự chuyển đổi, đất do các cơ quan tổ chức đang sử dụng là 3.229,9m2, đất do UBND phường quản lý là 8.076m2 và 66.223,5m2 đất giao thông, vỉa hè. Tổng diện tích trong phạm vi dự án trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm là 304.462,3m2. Trong đó, đất ở là 26.123m2, đất nông nghiệp là 6.075,7m2, đất cư quan tổ chức quản lý là 43.359,6m2, đất giao thông vỉa hè là 220.178,9m2 và đất khác khoảng 8.725,1m2.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại lễ khởi công |
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, việc triển khai dự án có ý nghĩa rất quan trọng cho giao thông Thủ đô. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối giao thông từ nội thành đi sân bay Nội Bài và liên kết các khu công nghiệp lớn của Hà Nội. Ngoài ra, dự án sẽ kết nối các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc qua bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đi về phía Nam để vận chuyển lượng lớn hành khách, hàng hóa giữa khu vực Bắc và Nam Sông Hồng. Việc khởi công để sớm hoàn thành và đưa tuyến đường vào khai thác sử dụng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện nay, đồng thời tạo được mặt bằng để Bộ GT-VT đầu tư tuyến cầu cạn trên cao từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long nhằm từng bước đầu tư hoàn thành, kép kín tuyến đường Vành đai 3 theo quy hoạch GT-VT của Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, mặc dù khối lượng GPMB lớn, tuy nhiên, chỉ trong vòng 3 tháng kể từ ngày phê duyệt dự án tiến độ GPMB trên địa bàn 2 quận là Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm đã đạt trên 35%. Đây là kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận.
Để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường, tránh UTGT, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị UBND quận Cầu Giấy, UBND quận Bắc Từ Liêm tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân khẩn trương tổ chức điều tra, lên phương án thu hồi GPMB và sớm bàn giao mặt bằng còn lại cho đơn vị thi công trước ngày 31/12/2016; Sở GTVT và các đơn vị thi công, thiết kế, tư vấn giám sát tuân thủ các quy định về trình tự đầu tư xây dựng để triển khai thi công công trình theo đúng tiến độ và chất lượng, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Công an TP chủ trì phối hợp với Sở GTVT lên phương án phân luồng, điều tiết giao thông từ xa để giảm bớt các luồng tuyến xe khách từ phía Bắc qua đoạn tuyến về bến xe Mỹ Đình thông qua tuyến QL 32 và đường Nhật Tân – Cầu Giấy, đặc biệt là công tác phân luồng giao thông mở rộng mặt đường và thi công dự án cầu cạn trên cao.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương đôn đốc Sở GTVT lên phương án di rời hệ thống cây xanh nằm trong phạm vi mở rộng dự án về vườn ươm để chăm sóc. Sở KH&ĐT, Sở Tài chính bố trí cân đối nguồn vốn GPMB, thi công xây lắp theo tiến độ của dự án đảm bảo đúng quy định.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị các hộ dân còn lại nằm trong chỉ giới GPMB tạo mọi điều kiện bàn giao mặt bằng để dự án được thi công thuận lợi, hoàn thành theo đúng tiến độ, góp phần giảm thiểu UTGT phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô

-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025 -
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số -
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn