-
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
Đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục được củng cố với phiên đi lên thứ 7 liên tiếp. Tính từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng gần 8,7%. Riêng phiên 20/2, VN-Index tăng 5,09 điểm (+0,42%), lên 1.230,06 điểm. HNX-Index tăng 0,13 điểm (+0,05%), lên 233,5 điểm. UpCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,08%), lên 90,53 điểm.
Số lượng các mã chứng khoán tăng/ giảm khá ngang ngửa. Toàn sàn có 363 mã tăng, 23 mã tăng trần; trong khi chỉ có 15 mã giảm sàn và 342 mã giảm.
Phiên tăng điểm hôm nay có sự hỗ trợ lớn từ ba trụ cột là cổ phiếu Vietcombank, Vingroup và GVR với mức điểm tăng đóng góp quanh 1,5 điểm. Giá cổ phiếu VCB tăng 1,22% lên 91.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức vốn hóa hơn 510.000 tỷ đồng.
Vingroup cũng đã bước vào top 5 doanh nghiệp có quy mô vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn chứng khoán. Sau 7 phiên tăng liên tiếp, giá cổ phiếu VIC tăng 15%. Cổ phiếu Vincom Retail (VRE) có thời điểm đã chạm giá trần, trước khi đóng cửa còn +6,03% lên 25.500 đồng/cổ phiếu và đạt mức thanh khoản dẫn đầu trong nhóm bluechips VN30 với hơn 25,1 triệu đơn vị.
Thanh khoản toàn thị trường đạt 23.680 tỷ đồng, vượt con số tỷ đô la. Trong đó, riêng sàn HoSE, khối lượng giao dịch đạt gần 940 triệu đơn vị, giá trị 21.121,2 tỷ đồng, giảm hơn 10% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đạt 2.186,7 tỷ đồng.
VRE đứng thứ ba về giá trị giao dịch trong phiên. Hai cổ phiếu chứng khoán dẫn đầu về thanh khoản là VIX (910 tỷ đồng) và SSI (642 tỷ đồng).
Điểm sáng của phiên hôm nay còn là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại đã có phiên mua ròng thứ hai liên tiếp. Trong khi phiên hôm qua có dòng tiền đột biến từ thương vụ mua lại cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) của DB Insurance - “ông lớn” bảo hiểm từ Hàn Quốc, khối ngoại giải ngân lượng tiền lớn và hàng loạt mã cổ phiếu.
Đa phần các cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng đều tăng giá trừ MSB đứng giá tham chiếu. Cổ phiếu này được khối ngoại mua ròng nhiều nhất, xấp xỉ 233 tỷ đồng. Hàng loạt cổ phiếu được giải ngân trên trăm tỷ đồng, như VIX, VHM, VRE, VIC. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài chốt lời giá trị lớn tại cổ phiếu MWG, STB, VPB. Tổng cộng, khối ngoại mua ròng 171 tỷ đồng trên cả ba sàn chứng khoán.
-
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024