-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tòa nhà sở giao dịch chứng khoán Moscow, Nga. Ảnh: AFP |
Apple, ExxonMobil, Ford, Boeing, và Airbus vừa tham gia danh sách các công ty đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động ở Nga, trong một động thái đáp trả cuộc tấn công Ukraine của Điện Kremlin và hưởng ứng các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Moscow.
Chi nhánh châu Âu của tổ chức cho vay lớn nhất Nga đã sụp đổ sau khi cạn kiệt tiền gửi. Đồng rúp tiếp tục suy yếu và giao dịch ở mức 112 rúp đổi 1 đô la Mỹ.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên nước ngoài rằng: "Nền kinh tế Nga đang hứng chịu những đòn giáng nghiêm trọng".
"Nhưng có một biên độ an toàn nhất định, có tiềm năng, có một số kế hoạch, công việc đang được tiến hành", vị này cho biết. Người phát ngôn Điện Kremlin cũng cho biết nền kinh tế Nga đã bị "quay cuồng" vì các lệnh trừng phạt.
Sberbank, tổ chức cho vay lớn nhất của Nga, hôm 2/3 cho biết họ sẽ rút khỏi thị trường châu Âu, ngoại trừ Thụy Sĩ, sau khi các cơ quan quản lý ngân hàng của Cộng hòa Áo yêu cầu đóng cửa chi nhánh Sberbank EU đặt tại Vienna.
Trước đó, vào đầu tuần Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cảnh báo rằng chi nhánh châu Âu của Sberbank có khả năng lụi bại khi dòng người đổ xô đi rút tiền sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với phần lớn hệ thống tài chính Nga.
Ngân hàng Sberbank cho hay các công ty con của họ đã phải đối mặt với "một dòng tiền rút ra bất thường và một số lo ngại về an toàn liên quan đến nhân viên và văn phòng của mình".
Các biện pháp trừng phạt nhắm vào khối ngân hàng là một phần trong gói biện pháp trừng phạt quy mô chưa từng có mà phương Tây dội vào nền kinh tế Nga, với mục đích chặn nguồn viện trợ chiến tranh của Tổng thống Nga. Pháp ước tính rằng tài sản trị giá 1.000 tỷ USD của Nga đã bị đóng băng, trong đó có khoảng một nửa là khoản dự trữ chiến tranh của chính phủ Nga.
Moscow đã chống đỡ bằng một loạt các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn suy thoái tài chính, chặn dòng tiền tháo chạy khỏi đất nước này và bảo toàn dự trữ ngoại tệ. Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20% và cấm các nhà môi giới Nga bán chứng khoán do người nước ngoài nắm giữ.
Thị trường chứng khoán Nga đã đóng cửa ngay ngày đầu tuần và đến nay chưa mở cửa trở lại. Ngân hàng Trung ương Nga hôm qua 2/3 cho biết họ sẽ vẫn đóng cửa thị trường này. Chính phủ Nga đã ra lệnh cho các nhà xuất khẩu chuyển 80% doanh thu từ ngoại tệ sang đồng rúp, đồng thời cấm người dân Nga chuyển khoản ngân hàng ra nước ngoài.
Chính phủ Nga cho biết ông Putin đang thực hiện một sắc lệnh ngăn các công ty nước ngoài rút tài sản khỏi thị trường Nga, trong một nỗ lực ngăn chặn một cuộc "di cư" của nhà đầu tư. Trong nỗ lực ngăn dòng tiền tháo chạy, Ngân hàng Trung ương Nga đã tạm ngừng việc chuyển tiền ra nước ngoài từ tài khoản của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài. Lệnh hạn chế chuyển tiền này không áp dụng đối với công dân Nga.
"Tình hình hệ thống tài chính và nền kinh tế Nga có thể còn xấu đi trong những ngày và tuần tới khi các lệnh trừng phạt gây ra thiệt hại và các lệnh trừng phạt trong tương lai giáng thêm vào cú sốc tiêu cực kéo dài", Kallum Pickering, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Ngân hàng đầu tư Berenberg dự báo hôm 2/3.
"Trong tương lai gần, Nga sẽ vẫn bị cô lập với phương Tây và các thị trường lớn trên thế giới", Kallum Pickering nói thêm.
Các "ông lớn" năng lượng của Nga không phải mục tiêu trừng phạt trực tiếp của phương Tây, nhưng nhiều công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới đang rút khỏi Nga hoặc ngừng đầu tư mới vào các dự án thăm dò và phát triển mỏ.
Moscow cũng đang gặp khó khăn hơn trong việc xuất khẩu các lô hàng dầu thô bởi các thương nhân và nhà máy lọc dầu lo ngại "mắc lưới" trừng phạt tài chính của phương Tây. Các đơn vị khai thác tàu chở dầu cũng cảnh giác trước những rủi ro liên quan tới các tàu dầu ở Biển Đen.
ExxonMobil cho biết họ đã từ bỏ dự án cuối cùng của mình tại Nga - dự án Sakhalin-1. Dự án này vốn được coi là "một trong những khoản đầu tư trực tiếp quốc tế đơn lẻ lớn nhất vào Nga". Một công ty con của ExxonMobil là đơn vị điều hành dự án và quyết định rời đi của công ty này sẽ chấm dứt sự hiện diện tại đó trong hơn 25 năm.
Ba "ông lớn" ngành năng lượng của châu Âu, gồm BP, Shell, và Equinor đều cho biết họ có ý định rời bỏ các doanh nghiệp Nga và động thái này có thể tác động đến hàng tỷ USD trong bảng cân đối kế toán của họ. TotalEnergies (Pháp) cũng đã tạm dừng các khoản đầu tư mới với Nga.
Apple, công ty đắt giá nhất thế giới đến từ Mỹ, cũng vừa thông báo ngừng bán tất cả các sản phẩm của họ ở Nga và nguyên nhân là do Nga tấn công Ukraine. Apple cho biết họ đã áp dụng giới hạn quyền truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số tại Nga, chẳng hạn như Apple Pay, và hạn chế khả năng cung cấp của các ứng dụng truyền thông nhà nước của Nga ra bên ngoài quốc gia này.
Còn Ford cho biết sẽ tạm ngừng hoạt động ở Nga, động thái này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Hãng xe Mỹ hiện có 50% cổ phần trong Ford Sollers, một liên doanh với công ty Sollers của Nga.
Phía Boeing cho biết họ sẽ ngừng hỗ trợ các hãng hàng không Nga. Người phát ngôn Boeing cho biết tập đoàn này đang tạm dừng "các bộ phận, dịch vụ bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật cho các hãng hàng không Nga". Trước đó Boeing đã "tạm ngừng các hoạt động quan trọng ở Moscow và tạm thời đóng cửa văn phòng ở Kyiv".
Airbus cũng cho biết họ đang ngừng các dịch vụ hỗ trợ và cung cấp phụ tùng thay thế cho các hãng hàng không Nga.
-
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đe áp mức thuế cao đối với hàng hóa Mexico, Canada, Trung Quốc -
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD -
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20%
-
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt -
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu?
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử