Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Kích hoạt sandbox, tiếp sức cho nền kinh tế chia sẻ Việt
Như Loan - 22/10/2019 09:01
 
Cơ chế sandbox thích hợp trong quá trình Việt Nam thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.

Đặc sản của nền kinh tế 4.0

Cơ chế “Sandbox” chính thức được gọi tên trong Quyết định 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. “Sandbox” là một khái niệm mới tại Việt Nam, nhưng có thể coi là một “đặc sản” của nền kinh tế 4.0.

Có thể hiểu Sandbox là cơ chế thử nghiệm hoặc thí điểm các chính sách, ý tưởng hoặc mô hình kinh doanh mới trong phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý để đánh giá, kiểm nghiệm và điều chỉnh trước khi trở thành một chính sách chung. Một khi “đặc sản” này được phục vụ đúng nơi, đúng lúc sẽ khiến các doanh nghiệp phát triển công nghệ mới thưởng thức được món ngon.

Khung pháp lý cho sandbox là yêu cầu cấp thiết

Báo cáo của Thống kê của CB Insights tháng 2/2019 cho thấy, Đông Nam Á đang là điểm nóng nhất hành tinh về các công ty khởi nghiệp fintech và là nơi các quỹ đầu tư đang dồn tiền đến. Bản thân trung tâm của khu vực đó trước đây là Silicon Valley đã thu hút được nhân lực, công nghệ trên toàn cầu thì đến nay những nơi như Singapore, Malaysia, khung pháp lý của họ sẵn sàng thì sẽ thu hút được nhân tài, vật lực tập trung đến đó.

Việt Nam không thể chậm chân vì thực tế, các hoạt động liên quan đổi mới sáng tạo, mô hình kinh tế mới vẫn diễn ra hằng ngày tại Việt Nam, nhưng nhiều doanh nghiệp phải “tị nạn” sang các nước để đăng ký kinh doanh, hoặc vẫn ở Việt Nam nhưng hoạt động với hình thức khác. Tại Việt Nam, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo khởi nghiệp đứng thứ ba châu Á với trên 3.000 doanh nghiệp.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định luôn ủng hộ cho các nghiệp triển khai mô hình kinh doanh mới, triển khai các dịch vụ phù hợp với lộ trình phát triển nền kinh tế số. Trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp có thể gặp phải những khó khăn do chưa có những quy định cụ thể (do đây là mô hình mới), cơ quan quản lý chuyên ngành có thể điều chỉnh khung pháp lý cho phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ.

Chẳng hạn, xe công nghệ như Grab triển khai là mô hình mới, cung cấp dịch vụ kết nối di chuyển nhưng lại không phải là công ty vận tải, mà là nhà cung cấp nền tảng. Grab, Airbnb, Radar... liên tục mở rộng phạm vi phục vụ, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ví dụ Grab kết nối nhu cầu đặt xe, giao nhận đồ ăn, giao nhận hàng hoá, thanh toán điện tử qua ví Moca... theo hướng phát triển “siêu ứng dụng đa dịch vụ”.

Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy phát triển kinh tế khi kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến chạm mốc 300 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ ba trong khu vực về thu hút vốn đầu tư vào kinh tế số?

Cần chú ý rằng, khung pháp lý thử nghiệm không phải là công cụ đa năng có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Mà ứng với một bài toán sẽ cần một khung pháp lý riêng phù hợp, ví dụ như mô hình mobile money, P2P lending, hay khung pháp lý cho kinh tế chia sẻ như Airbnb, Grab...

Hiện ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ mới đưa ra chỉ thị cho phép sandbox cho kinh tế chia sẻ. Đây mới là chỉ thị chưa ra khung pháp lý rõ ràng và cần một thời gian để xây dựng hành lang pháp lý, nhưng đấy cũng là một tín hiệu tốt cho việc pháp triển khung pháp lý cho các bài toán khác.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia đã và đang phát triển Regulatory Sandbox cho thấy, cần chọn cụ thể từng bài toán để thiết lập các sandbox thử nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp.

Thể chế… sandbox và nguồn lực mới của kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế đang xuất hiện vô vàn mô hình kinh doanh mới, cách thức làm ăn mới với những đòi hỏi, yêu cầu mới, thậm chí lạ. Chúng có chỗ trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư