Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Kiên định với tôn chỉ, mục đích, không sợ “lép vế”
Mạnh Bôn - 26/09/2015 08:48
 
Trước cơn lốc phát triển của Internet và công nghệ truyền hình, báo in phải làm gì để vừa thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà vẫn “sống được”. Đây là điều mà nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, đại biểu Quốc hội Hà Minh Huệ luôn trăn trở.
.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương phát biểu tại Lễ kỷ niệm 24 năm ngày Báo Đầu tư ra số báo đầu tiên diễn ra tối 25/9

Trăn trở bởi hiện cả nước chỉ có 277/838 cơ quan báo chí tự chủ được về tài chính. Trong đó, khối cơ quan báo in có thể tự chủ về tài chính, tự “nuôi được nhau” chỉ khoảng 20-30 đơn vị.

Là người bạn thâm giao, là độc giả lâu năm của Báo Đầu tư, ông Huệ rất yên tâm về Báo Đầu tư, bởi trong bối cảnh hoạt động báo chí, đặc biệt là báo in vô cùng khó khăn, không ít tờ báo để tồn tại đã xa rời tôn chỉ, mục đích, đưa quá nhiều tin tiêu cực, giật gân câu khách, thì Báo Đầu tư vẫn trung thành với tôn chỉ, mục đích và thực hiện đúng phương châm “đồng hành cùng doanh nghiệp” của mình.

Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích nhưng kể từ khi thành lập (27/9/1991) đến nay,  Báo Đầu tư luôn là một trong số rất ít cơ quan báo chí hoàn toàn tự chủ về tài chính và ngày càng phát triển. “Financial Times, The Wall Street Journal… là những tờ báo chuyên ngành về kinh tế - tài chính rất nổi tiếng vì họ chỉ tập trung đưa thông tin, phân tích, bình luận về các vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính. Báo Đầu tư nếu đi theo chiến lược mà hai tờ báo hàng đầu thế giới này đã áp dụng thì chắc chắn không sợ ‘lép vế’ trước bất kỳ đối thủ nào”, ông Huệ nhận định.

Trong khi đó, dù không phải là chuyên gia kinh tế, nhưng những Kỳ họp Quốc hội gần đây, Tiến sỹ vật lý Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thường đăng đàn phát biểu rất nhiều vấn đề liên quan tới kinh tế, từ tái cơ cấu kinh tế, khó khăn của doanh nghiệp, nợ công, nợ xấu, ngân sách nhà nước… đến tỷ giá, lãi suất.

Trải lòng với Báo Đầu tư, bà Hải chia sẻ, mỗi kỳ họp, Quốc hội làm việc với khối lượng công việc vô cùng lớn trong thời gian chỉ trên dưới một tháng. Trong đó, những nội dung liên quan đến khoa học - công nghệ, giáo dục, văn hóa - xã hội… không thể làm khó bà, nhưng những nội dung liên quan đến kinh tế, đặc biệt là tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tỷ giá, lãi suất… thì ngược lại.

Để có thể tham gia đóng góp ý kiến và thông qua các quyết sách về kinh tế, các luật liên quan tới kinh tế, tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tại mỗi kỳ họp, ngoài việc tự nghiên cứu tài liệu, đi thực tế đến tận cử tri, bà Hải còn có “bí quyết” riêng là tiếp cận thông tin, tri thức qua tham luận của các đại biểu Quốc hội là doanh nhân, chuyên gia kinh tế và qua báo chí, đặc biệt là những tờ báo chuyên sâu về kinh tế.

Trên nghị trường Quốc hội, nhiều đại biểu trở thành “khách ruột” của một số cơ quan báo chí. Bà Hải tâm sự, mặc dù không phải là chuyên gia kinh tế, nhưng cũng như nhiều đại biểu Quốc hội khác bà vẫn muốn là “khách ruột” của Báo Đầu tư để qua đó, có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến về các vấn đề kinh tế liên quan mật thiết tới đời sống của người dân, doanh nghiệp.

“Nhiều vấn đề tôi nêu quan điểm, bày tỏ chính kiến trên nghị trường hoặc trả lời phỏng vấn được Báo Đầu tư và một số báo khác đăng tải đã nhận được sự chia sẻ của cử tri. Đây là động lực để bản thân tôi với tư cách là đại biểu Quốc hội cố gắng làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình”, bà Hải thật lòng chia sẻ.

Không chỉ là “khách ruột” của nhiều đại biểu Quốc hội, Báo Đầu tư trên thực tế đã trở thành “khách ruột” của các Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, mùa Thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức mỗi năm 2 lần.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, ông Nguyễn Văn Phúc tâm sự, tất cả các ý kiến thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế đều được tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đây là tài liệu vô cùng quan trọng để đại biểu Quốc hội tham khảo khi cho ý kiến về các vấn đề liên quan tới nền kinh tế. Vì vậy, Ban tổ chức rất muốn mời càng đông cơ quan báo chí tham gia càng tốt để truyền tải thông tin từ Diễn đàn một cách đầy đủ, đa dạng. Nhưng trong điều kiện kinh phí tổ chức rất eo hẹp, Ban tổ chức bao giờ cũng rất đắn đo, cân nhắc, “nâng lên, đặt xuống” nhiều lần mới dám mời một số rất ít đại diện cơ quan báo chí tham dự. Tuy vậy, năm nào Ban tổ chức cũng ưu ái mời Báo Đầu tư.

Điều này, như ông Phúc chia sẻ, là vì Báo Đầu tư đã luôn truyền tải được thông tin một cách phong phú, đa dạng, kịp thời đến đúng đối tượng là cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức tài chính - ngân hàng trong và ngoài nước, các cơ quan nghiên cứu cũng như các chuyên gia kinh tế.

“Báo Đầu tư luôn kiên định với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp. Và trên thực tế, trải qua 24 năm thành lập và phát triển, Báo Đầu tư đã thực sự làm được điều đó. Các thông tin, quan điểm của các chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn đã đến được với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước qua nhiều kênh, trong đó có kênh rất quan trọng là Báo Đầu tư”, ông Phúc nhận xét.n    Mạnh Bôn

24 năm Báo Đầu tư ra số đầu tiên: Coi trọng và phát huy bản sắc riêng biệt
Năm nay, Chuyên đề kỷ niệm 24 năm ngày Truyền thống Báo Đầu tư (27/9/1991 - 27/9/2015) được thực hiện dưới tiêu đề “Bản sắc riêng biệt”....
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư