
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
-
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có tờ trình số 3000/TTr-STNMT-TTr gửi Chủ tịch UBND TP.HCM về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn.
![]() |
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn |
Theo báo cáo tại Tờ trình, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, địa chỉ tại số 125 Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, có quy mô 250 giường bệnh lưu trú đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp và đi vào hoạt động từ năm 2021 mà chưa có giấy phép môi trường theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM dẫn điều 39, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 rằng Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh. Tháng 3/2023, bệnh viện nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Qua rà soát hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện bệnh viện đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 250 m3/ngày đêm từ tháng 8/2010 nhưng không có giấy phép xả thải vào nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn đã vi phạm điểm c, khoản 3, điều 14, Nghị định 45/2022/NĐ-CP: “Không có giấy phép môi trường theo quy định đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”. Mức vi phạm này có khung phạt tiền từ 300 triệu đến 340 triệu đồng.
Ngày 26/3/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Tuy nhiên, bệnh viện không thực hiện quyền giải trình theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn là dự án công sử dụng ngân sách nhà nước, phục vụ khám chữa bệnh cho người dân, việc đình chỉ hoạt động của bệnh viện sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Vì vậy, đơn vị này đề xuất không áp dụng hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải đối với bệnh viện.
Tuy nhiên, do mức xử phạt ở khung cao nhất vượt thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường nên đơn vị này kiến nghị Chủ tịch UBND Thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn với mức phạt là 320 triệu đồng.

-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa -
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 1: “Tôi chỉ muốn tốt cho mẹ...” -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng -
Cấp phép mỏ đất hiếm trái quy định, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc sắp bị xét xử -
Cảnh báo lừa đảo “tấn công” trái chủ Vạn Thịnh Phát -
Lật tẩy chiêu trò lập khống hợp đồng, chuyển hàng ngàn tỷ qua biên giới
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)