Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Kinh doanh thời hội nhập: Chọn đối tác nội hay ngoại?
Nhã Nam - 16/07/2016 07:11
 
Kinh doanh thời hội nhập, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ lâm tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi không biết chọn đối tác nội hay ngoại để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III), thuộc quản lý của Mekong Capital vừa công bố đầu tư 6,9 triệu USD vào Công ty cổ phần Nhà hàng Wrap & Roll (Wrap & Roll), chủ sở hữu chuỗi 10 nhà hàng Wrap & Roll trên cả nước và 4 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại Singapore.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Giám đốc Điều hành, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Wrap & Roll, Công ty đang có kế hoạch khởi động một chuỗi nhà hàng mới trong năm 2016 để đáp ứng nhu cầu của một phân khúc khác trên thị trường Việt Nam. Như vậy, với khoản đầu tư mới này, Wrap & Roll sẽ có thêm nguồn lực để hiện thực hóa kế hoạch của mình.

Bà Dương Thu Hương, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga là người chơi ngồi ở vị trí CEO.
Bà Dương Thu Hương, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga là người chơi ngồi ở vị trí CEO.

Trong khi đó, chỉ cách đây gần 1 tháng, Công ty cổ phần Gỗ An Cường cũng đã nhận khoản đầu tư 30 triệu USD từ Quỹ VOF thuộc VinaCapital và Deutsche Investitons - und Entwicklungsgesellschaft (“DEG” thuộc Tập đoàn KfW Đức).

Là một công ty chuyên sản xuất các dòng ván, bề mặt trang trí và đồ nội thất từ gỗ và ván ép, An Cường đã đạt tốc độ tăng trưởng 30-35%/năm trong các năm vừa qua. Năm 2015, An Cường đạt doanh thu hơn 70 triệu USD và nắm giữ thị phần chi phối trong 2 dòng sản phẩm ván MFC (trên 50%) và ván laminate (70%).

Thêm vốn đầu tư, Công ty An Cường sẽ tập trung thúc đẩy việc mở thêm một nhà máy mới 15 triệu USD ở Bình Dương, để nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Như vậy, cả An Cường và Wrap & Roll đều đã chọn bắt tay với đối tác nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cả hai cú bắt tay hợp tác này phải nói là khá suôn sẻ. Tuy nhiên, kinh doanh thời hội nhập, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tìm được các đối tác đáng “đồng tiền bát gạo” như vậy, mà thậm chí rơi cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Giống như trường hợp của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, đang sở hữu chuỗi 30 cửa hàng tại các thành phố lớn. Mặc dù phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ, nhưng doanh nghiệp vẫn tăng trưởng đều đặn, số lượng các cửa hàng vẫn gia tăng. Tuy nhiên,  khi hội nhập sâu rộng, dự báo nhiều đối thủ mạnh hơn xuất hiện, doanh nghiệp đã nghĩ đến phương án hợp tác với các đối tác khác, nhằm tăng cường sức mạnh và năng lực cạnh tranh.

Vừa đúng lúc, doanh nghiệp nhận được lời mời hợp tác đến từ hai đối tác cùng ngành. Một đối tác trong nước và một đối tác đến từ nước ngoài. Cả hai đối tác đều muốn tham gia 40% vốn và đều muốn có tên trong Hội đồng Quản trị. Nhưng đối tác trong nước muốn hợp tác theo hình thức hai bên sáp nhập hệ thống các cửa hàng với nhau và tạo thương hiệu mới để kinh doanh, còn đối tác nước ngoài thì muốn giữ nguyên thương hiệu, chỉ bỏ vốn đầu tư để nâng cấp và mở rộng hệ thống.

Cả hai đối tác đều là những cơ hội lớn cho công ty, nhưng chọn đối tác nào? Trước tình hình này, CEO và các cổ đông đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp. CEO thì cho rằng, nên lựa chọn đối tác cùng ngành trong nước. Lý do vì họ cùng là doanh nghiệp trong nước, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, khách hàng và thị trường. Hơn nữa, với hệ thống hơn 30 cửa hàng thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng mở rộng thị trường mà không phải mất quá nhiều công sức, thời gian và chi phí. Do đó, cơ hội để thành công là rất cao.

Trong khi đó, các cổ đông lại cho rằng, để có thể cạnh tranh trong thời gian tới, doanh nghiệp cần có sự bứt phá vượt bậc. Do đó, nên lựa chọn đối tác nước ngoài để hợp tác. Bởi họ có tiềm lực, có kinh nghiệm, việc hợp tác với họ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Quan trọng hơn, thương hiệu chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp vẫn được giữ vững. Còn trong trường hợp không hợp tác với đối tác nước ngoài, thì sau này có thể họ sẽ hợp tác với các doanh nghiệp khác và tạo nên một đối thủ rất mạnh nữa.

Cả hai bên đều có lý của mình. Thực tế, thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam luôn muốn hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, nguồn lực tài chính của họ. Tuy nhiên, không phải cuộc kết hôn nào cũng “cơm lành, canh ngọt”, và điều quan trọng khi hợp tác, không phải là đối tác đó đến từ đâu, mà phụ thuộc vào tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

Kinh doanh thời hội nhập, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ lâm tình cảnh tương tự. Đây trên thực tế là một tình huống giả định của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công, với chủ đề “Doanh nghiệp hội nhập - Chiến lược hòa hoãn”. Bà Dương Thu Hương, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga sẽ là người chơi ngồi ở vị trí CEO lần này. Cuộc tranh biện giữa bà Nga và các cổ đông về việc nên chọn đối tác nội hay ngoại có thể sẽ là lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam đang ở tình huống tương tự.

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.

Gia nhập TPP: Người Việt hội nhập quốc tế bằng tiếng Anh hay tiếng... hát?
Hơn 81.500 em học sinh Hà Nội vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, đang chuẩn bị vào THPT năm học 2016-2017. Nhiều gia đình có con em đạt thành tích cao...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư