
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
Dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” do Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ Đức tài trợ, đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản (TCTS) và Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ thủy sản Viêt Nam (FITES) thuộc Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đồng tổ chức “Hội thảo quốc gia về mô hình thu gom rác thải bằng tàu đánh cá lưới kéo nhằm giải quyết rác thải từ các nguồn trên biển” tại Phú Yên ngày 6/6/2022. Hội thảo này cũng được tổ chức trực tuyến.
Đại diện TCTS, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, các tổ chức trong nước và nước ngoài, cũng như đại diện chi cục thủy sản một số tỉnh thành đã tham dự Hội thảo.
![]() |
Các đại biểu tham dự hội thảo trực tiếp tại Phú Yên |
Tại hội thảo, các diễn giả và đại biểu tham dự hội thảo đã có cơ hội trao đổi về cách ngăn ngừa và quản lý rác thải biển phát sinh từ hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản, với sự tham gia của ngư dân, và thảo luận để hiểu rõ hơn về các hoạt động và kết quả của dự án thí điểm. Các diễn giả cũng đã chia sẻ và nêu các bài học kinh nghiệm của các nước EU trong việc phối hợp triên khai các mô hình thu gom rác thải bằng tàu cá.
Để triển khai mô hình thu gom rác thải bằng tàu cá, cần khuyến khích ngư dân thu gom và mang rác thải chui vào lưới kéo đáy trong khi đánh cá về bờ để có biện pháp xử lý phù hợp.
![]() |
Cơ chế vận hành Mô hình thu gom rác thải bằng tàu đánh cá |
Dù thu gom rác thải bằng tàu cá chủ yếu là các sáng kiến tự nguyện, nhưng các nước châu Á, cũng như Liên minh châu Âu đã có các chính sách nhằm xử lý vấn đề nhựa từ các nguồn trên đất liền và trên biển, như Chiến lược về nhựa của EU, Chỉ thị về hạn chế tiến tới xỏa bỏ nhựa sử dụng một lần và Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn trong khuôn khổ Thỏa thuận xanh châu Âu.
Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất phụ trách chính sách khí hậu, môi trường, việc làm và xã hội tại Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết: “Trong khuôn khổ dự án “Suy nghĩ lại về nhựa” triển khai từ năm 2019 đến nay, chúng tôi hợp tác với các bên nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và quản lý nhựa tốt hơn với mục tiêu cuối cùng là giảm rác thải biển và hỗ trợ các nước đối tác ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á hướng tới nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa với mục tiêu duy trì các nguồn tài nguyên càng lâu càng tốt. Nhiều tác nhân, trong đó có cộng đồng ngư dân địa phương, có thể góp phần thay đổi nhận thức và hành động. Cách đây vài tháng, tôi cũng đã có cơ hội thăm cảng cá Dân Phước, thăm ngư dân tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên để hiểu hơn công việc của họ, đặc biệt là hiểu rõ quyết tâm bảo vệ đại dương và bảo vệ sinh kế của họ.”
Phú Yên là địa phương thực hiện thí điểm thành công mô hình Thu gom rác thải bằng tàu đánh cá lưới kéo trong khuôn khổ dự án “Suy nghĩ lại về nhựa”. Ngoài ra, Dự án cũng đã triển khai mô hình tương tự tại Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Tại Việt Nam, Dự án phối hợp thực hiện dự án thí điểm với Hội nghề cá Việt Nam (đơn vị trực tiếp thực hiện là Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ thủy sản Viêt Nam - FITES), với mục tiêu giảm rác thải chìm dưới đáy biển, rác thải do ngư dân thải ra trong thời gian đi biển được thu gom, mang về bờ và nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các nghiên cứu – điều tra, tập huấn, tuyên truyền, trao đổi và hướng dẫn thực hành.
“Từ tháng 10/2021 đến 31/03/2022, 37 tàu đánh cá lưới kéo đã tham gia tích cực vào dự án để thu gom và mang 6.272 kg rác thải về cảng, gồm cả rác thải nhựa sử dụng một lần của thủy thủ và rác thải biển, trong đó có 20% là rác thải tái chế. Rác thải thu gom từ đáy biển chủ yếu từ vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) tới Cam Ranh (Khánh Hòa), lưới kéo đáy hoạt động cách bờ từ 6 đến 25 hải lý”, ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Tử Cương, Điều phối viên dự án, các kết quả của dự án thí điểm “Thu gom rác thải bằng tàu đánh cá lưới kéo” được triển khai lần đầu tại Việt Nam cho thấy ngư dân có thể đóng góp hiệu quả vào việc giải quyết vấn đề rác thải biển. Tuy nhiên, Việt Nam cần có cơ chế khuyến khích để ngư dân tham gia lâu dài vào các hoạt động thu gom rác thải về cảng để rác thải được phân loại. Rác có thể tái chế có thể bán cho người thu gom phế liệu và rác không thể tái chế sẽ được vận chuyển tới bãi chứa rác.
Để có thêm thông itn chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Bà Fanny Quertamp, Chuyên gia tư vấn cao cấp dự án ‘Suy nghĩ lại về nhựa’
Email: [email protected] ; ĐT: 0904 26 77 13
Để có thêm thông tin về dự án ‘Suy nghĩ lại về nhựa’, vui lòng truy cập trang web của dự án: http://rethinkingplastics.eu/
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10%
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh