Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
KOCHAM: Doanh nghiệp Việt chưa đáp ứng yêu cầu làm nhà sản xuất phụ trợ cho khối FDI
Hà Nguyễn - 04/07/2018 10:23
 
Nói về chuyện liên kết nội - ngoại, đặc biệt trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, ông Kim Heung Soo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) cho rằng, đại đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất các sản phẩm phụ trợ, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp FDI.

Doanh nghiệp Việt chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp FDI

Một cách thẳng thắn, phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ với chủ đề Liên kết doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hướng tới lợi ích chung, ông Kim Heung Soo, Chủ tịch KOCHAM, cho rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành chế tạo, nhưng

đại đa số các doanh nghiệp địa phương ở Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất các sản phẩm phụ trợ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 đang diễn ra tại Hà Nội

“Do đó, Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp FDI cần nỗ lực để cải thiện tình hình này”, ông Kim Heung Soo nói.

Dẫn câu chuyện của Samsung, ông Kim Heung Soo cho biết, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất nỗ lực để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và nuôi dưỡng các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cụ thể, với trường hợp của Samsung, đã đạt được thành tích nâng cao năng suất lên 85% thông qua tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Samsung. Công ty này đã hỗ trợ cho 26 doanh nghiệp Việt Nam, qua đó giúp các công ty này cải thiện hiệu suất vận hành thiết bị hơn 30%, giảm tỷ lệ lỗi hơn 20%.

“Hiện nay, KOCHAM đang khảo sát các trường hợp doanh nghiệp Hàn Quốc khác hợp tác thành công với các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi sẽ thông báo kết quả này cho các doanh nghiệp thành viên để ngày càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và có kế hoạch động viên để hai bên cùng phát triển”, ông Kim Heung Soo khẳng định.

Lo ngại chính sách thiếu nhất quán

Một câu chuyện khác được ông Kim Heung Soo đề cập khi phát biểu tại VBF, đó là còn những vấn đề liên quan tới sự thiếu nhất quán của chính sách Việt Nam.

Đầu tiên là vấn đề liên quan đến miễn và hoàn thuế hải quan đối với hàng xuất khẩu sản xuất bằng thuê ngoài (outsourcing). Theo ông Kim Heung Soo, thì sau khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng các doanh nghiệp hợp tác Hàn 0 Việt và nhận được sản phẩm thì họ hoàn thiện thành phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là phương thức xuất khẩu phổ biến nhất.

Tuy nhiên, theo giải thích của Tổng cục Hải quan thì “trường hợp các công ty nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sản xuất thành phẩm bằng thuê ngoài toàn bộ hay một phần thì không thuộc đối tượng miễn thuế”.

“Từ trước tới nay, dù sản xuất thành phẩm bằng thuê ngoài toàn bộ hay một phần thì sau khi xuất khẩu xong chỉ cần chứng minh phần nguyên liệu nhập khẩu đã tiêu thụ theo thủ tục thanh lý thì có thể được miễn thuế hoặc hoàn thuế. Tuy nhiên, nếu như quy định được thực thi thì đây sẽ là một cú đánh mạnh vào các doanh nghiệp”, ông Kim Heung Soo nói và cho rằng, đối với các ngành đỏi hỏi công nghệ cao thì việc một doanh nghiệp thực hiện tất cả mọi công đoạn sản xuất phức tạp là điều không thể.

Do đó, để các doanh nghiệp xuất khẩu không gặp bất lợi thì “Chính phủ Việt Nam cần ban hành quy định nêu rõ ‘miễn thuế đối với cả trường hợp sản xuất bằng thuê ngoài’. Nhờ đó, tập trung nuôi dưỡng các doanh nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, đồng thời mở rộng quy mô giao dịch, giúp kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bậc”, ông Kim Heung Soo nói.

Phát biểu tại VBF, ông Kim Heung Soo cũng đề cập câu chuyện của Posco, doanh nghiệp đã thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 1994 và đang có nhiều hợp tác thành công bao gồm chuyển giao công nghệ.

Theo ông Kim Heung Soo, thì tháng 1/2019, tập đoàn mới cần gia hạn thời hạn của liên doanh tuy nhiên tháng 6/2017, mặc dù chưa hết thời hạn liên doanh nhưng các cơ quan chức năng đã cấp mới quyền sử dụng đất cho một doanh nghiệp Việt Nam ở Hải Phòng cũng thuộc liên doanh khiến việc liên doanh không thể tiếp tục và phải kết thúc.

“Có nhiều trường hợp doanh nghiệp Hàn Quốc khi đầu tư và hoạt động ở Việt Nam đầu những năm 90 để cho doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất nên tôi lo ngại họ sẽ gặp phải vấn đề tương tự như Posco. Quyết định hành chính như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc chuyển giao kỹ thuật và hợp tác cùng phát triển thông qua liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI và ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Kim Heung Soo bày tỏ.

Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018
Sáng nay, 4/7, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 đã chính thức được khai mạc tai Hà Nội với chủ đề “Liên kết doanh nghiệp trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư