
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
VN-Index nằm trong top 3 thị trường chứng khoán tăng tích cực nhất tuần qua
Chứng khoán Việt Nam tăng điểm tích cực trong tuần đầu của tháng 6. VN-Index tăng 4,06% đạt mức 1.374,05 điểm với 5/5 phiên giao dịch đóng cửa trong sắc xanh. HNX-Index và UPCoM-Index chỉ có một phiên điều chỉnh nhẹ chưa đến 0,1% vào hôm qua (4/6) và vẫn tăng lần lượt 6,22% và 5,2% so với cuối tuần trước.
Thống kê theo các các chỉ số đại diện từng quốc gia của StockQ cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam mà đại diện là VN-Index nằm trong top 3 các thị trường tăng tích cực nhất trong tuần. So với thời điểm một tháng, 6 tháng, một năm trước hay từ đầu năm đến nay, chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong top 10 tăng trưởng tích cực.
![]() |
Thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh nhất thế giới. |
Trong tuần qua, nhóm 10 cổ phiếu kéo VN-Index tăng điểm nhiều nhất có tới 8 ngân hàng bên cạnh “vua thép” Hòa Phát và ông lớn ngành dầu khí PV Gas. Cổ phiếu của Vietcombank – tổ chức niêm yết có quy mô vốn hóa lớn thứ hai thị trường tăng 5,32% và là đầu tàu kéo chỉ số tăng. ACB cũng có một tuần bứt phá khi tăng tới 16,4% dù điều chỉnh trong phiên 4/6 vừa qua. Nhiều cổ phiếu nhà băng khác như MBB, VIB, CTG, SSB, BID hay VPB cũng đều góp mặt trong top 10 tác động tích cực lên chỉ số.
HPG đã tăng kịch biên độ sau khi điều chỉnh giá trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu (40%). Dù điều chỉnh phiên giữa tuần, giá cổ phiếu “vua thép” tăng 10,48% và kéo chỉ số tăng. Nhóm dầu khí, dẫn đầu về vốn hóa thị trường là GAS, có sự bứt phá mạnh và khuấy động thị trường phiên 4/6. Diễn biến tăng của giá dầu thế giới đang là lực đẩy lớn cho nhóm cổ phiếu này.
Ở chiều ngược lại, các ông lớn ngành tiêu dùng gồm Sabeco, Masan hay Vinamilk lại có một tuần giao dịch trầm lắng. Mức giá 90.000 đồng/cổ phiếu vẫn là ngưỡng khó vượt qua của VNM.
Quy mô vốn hóa nhỏ hơn nhưng dòng chứng khoán lại là nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất tuần đầu tháng 6 khi nhiều cổ phiếu đạt được mức tăng 2 con số.
Danh sách các cổ phiếu tăng mạnh nhất các sàn có sự xuất hiện của hàng loạt cổ phiếu chứng khoán. PSI tăng gần 58%. Cổ phiếu của Vietinbank Sc (CTS) bứt phá tăng 34,45% sau 3 phiên tăng trần và khối lượng cũng tăng đột biến. VND với hai phiên tăng kịch biên độ (gần 10%) đã tăng 31,3% trong tuần, MBS tăng mạnh 25,5%, SSI tăng 16,63%, HCM tăng 11,62%.
Thanh khoản thị trường liên tục xô đổ kỷ lục nhờ dòng tiền mới và hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO)
Đà tăng liên tục tại nhiều cổ phiếu đang khiến tâm lý sợ bị bở lỡ (FOMO) xuất hiện ngày càng nhiều hơn với các nhà đầu tư bởi suy nghĩ cứ mua là thắng hay khi bán phải mua lại giá cao hơn. Điều này cũng đang kéo dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, đến mức sàn HoSE phải dừng phiên giao dịch chiều 1/6 để đảm bảo an toàn hệ thống.
Dù lỡ mất một phiên chiều, giá trị giao dịch bình quân sàn HoSE vẫn vọt lên 26.793 tỷ đồng. Kỷ lục trên đạt được phần lớn nhờ biện pháp dừng tính năng hủy/sửa lệnh của sàn chứng khoán, ước tính chiếm khoảng 28% lượng lệnh vào thị trường theo một tính toán trước đây. Cùng với tâm lý đua mua cổ phiếu, phản ánh của nhiều nhà đầu tư cho biết đang sử dụng nhiều hơn lệnh thị trường (MP – market price order) để có thể nhanh chóng thực hiện giao dịch thay vì chờ đợi mức giá đặt ra đến lượt khớp lệnh.
Tính chung trên ba sàn, thanh khoản bình quân tuần này đã đạt 33.802 tỷ đồng, tương đương hơn 1,5 tỷ USD.
Số liệu cập nhật từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) hôm 2/6 cho biết số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới trong tháng 5 ở mức 113.543 tài khoản, tăng 3,2% so với tháng 4. Đây cũng là kỷ lục mới được thiết lập trên sàn, vượt qua mức 113.191 tài khoản của tháng 3. Tính tổng 5 tháng, cá nhân mở mới 479.857 tài khoản chứng khoán, vượt 22% so với cả năm 2020.
Tất nhiên, không thể loại trừ rằng một phần trong số lượng tài khoản mở mới này bao gồm cả các nhà đầu tư cũ mở thêm tài khoản ở các công ty chứng khoán khác nhau do quy định hiện không giới hạn số tìa khoản chứng khoán của mỗi nhà đầu tư. Dù vậy, sự gia tăng số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng như dòng tiền mới vào thị trường là điều không thể phủ nhận.
Bức tranh lại không mấy sáng ở nhóm nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 5 vừa qua, số lượng cá nhân ngoại mở mới tài khoản chỉ là 423 người, giảm so với hai tháng liền trước (đều trên 500 người). Ngoài ra, cũng chỉ có thêm 10 tổ chức nước ngoài mở mới tài khoả, nâng số mở mới trong 5 tháng đầu năm lên 78 tài khoản.
Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng 6.168 tỷ đồng trên cả ba sàn. Trừ một số phiên mua ròng với giá trị nhỏ trên UPCoM, khối ngoại ròng rã bán trên cả HoSE và HNX. Tình trạng này đã kéo dài suốt nhiều tuần qua.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort