-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Theo VCCI, hiện có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng |
Mạnh tay bơm vốn
Bên cạnh hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên và mở rộng đến khách hàng khu vực miền Tây - Đông Nam bộ, với lãi suất ưu đãi từ 9%/năm, mới đây, Ngân hàng Nam A Bank còn triển khai gói tín dụng Đắc Lộc Phát Tài nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng cho khách hàng trên toàn quốc, với tỷ lệ cho vay lên đến 100% nhu cầu vốn.
Ông Hoàng Việt Cường, Giám đốc Khối Kinh doanh của Nam A Bank cho biết, sản phẩm tín dụng lần này được thiết kế riêng biệt, nhằm đáp ứng tối đa và sát với nhu cầu của khách hàng.
Ngân hàng HDBank cũng dành 5.000 tỷ đồng tài trợ chuỗi kinh doanh xăng dầu của Petrolimex và PVOIL. Theo đó, HDBank áp dụng lãi suất tối ưu, chỉ từ 7,2%/năm; cấp tín dụng không tài sản bảo đảm lên tới 1 tỷ đồng/cửa hàng và 5 tỷ đồng/đại lý. Ngoài ra, HDBank triển khai gói vay nhanh lãi suất 6,3%/năm dành cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước khi vay vốn sản xuất - kinh doanh hoặc vay sản xuất nông nghiệp...
Sacombank thì tung gói 1.000 tỷ đồng cho vay mua ô tô, lãi suất từ 8,5%/năm. Người vay được ứng 100% giá trị xe (gồm VAT, thuế trước bạ), áp dụng cho các loại xe dưới 9 chỗ hoặc bán tải.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dễ vay?
Từ đầu tháng 4/2019, Ngân hàng OCB triển khai gói vay 3.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng, với mức lãi suất 7%/năm. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), ngoài gói tín dụng 100 triệu USD ưu tiên cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa có phụ nữ làm chủ, IFC còn cung cấp cho OCB Chương trình tư vấn phát triển tài trợ chuỗi cung ứng.
Ngân hàng Bản Việt cũng dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, với lãi suất 8,5%/năm, giải ngân từ nay đến hết năm 2019. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Ngân hàng Bản Việt triển khai các gói vay ưu đãi giá trị lớn dành cho các doanh nghiệp này.
Trước đó, các gói vay “Kết nối doanh nghiệp SME 2017” và “Đồng hành cùng bạn chinh phục thành công 2018” đã hỗ trợ hơn 700 doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thành công. Lãi suất ưu đãi được giữ cố định ở mức 8,5%/năm.
Ông Hoàng Việt Cường, Giám đốc Khối Kinh doanh (Ngân hàng Nam A Bank) nhận định rằng, các tổ chức tài chính cũng là doanh nghiệp, nên ngân hàng hiểu được những khoản phí “không tên” mà các doanh nghiệp hiện phải chịu. Do đó, với nhiều chính sách ưu đãi về lãi vay, phí giao dịch… Nam A Bank mong muốn kết nối, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp giảm nỗi lo về chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dù giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, trong đó, hơn 30% doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, khoảng 30% doanh nghiệp khác cho biết rất khó tiếp cận nguồn vốn này. Thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không minh bạch, hiệu quả kinh doanh chưa cao… là những nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn từ ngân hàng, mà phải tìm đến các nguồn vốn phi chính thức với lãi cao.
Ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, so với các nước trong khu vực, chi phí vay vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện khá cao. Đó cũng chính là lý do khiến hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam khó cạnh tranh được với khu vực cũng như thế giới. Nhìn rộng ra, có thể thấy áp lực từ những khoản phí ít nhiều ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó, theo giới phân tích tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế ngày càng biến động và toàn cầu hóa như hiện nay. Do vậy, các chính sách của Nhà nước cùng sự đồng hành từ các tổ chức tài chính sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt