Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Lâm Đồng phê duyệt dự toán 6 gói thầu mua sắm tập trung năm 2023
Linh Đan - 27/09/2023 08:26
 
Lâm Đồng đã phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn các gói thầu mua sắm tập trong năm 2023 gồm 6 gói thầu.

Ngày 26/9/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn các gói thầu mua sắm tập trong năm 2023 (gồm 6 gói thầu). Theo đó, UBND tỉnh giao Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng làm đơn vị mời thầu.

Tổng dự toán 6 gói thầu này là hơn 52,4 tỷ đồng. Riêng chi phí thẩm định giá là 88 triệu đồng, chi phí đăng tải thông tin mời thầu là 660 nghìn đồng.

Trong 6 gói thầu này, Gói thầu mua sắm thiết bị điện tử, tin học của các đơn vị (Gói thầu số 1) có giá cao nhất (hơn 38,5 tỷ đồng). Gói thầu này đấu thầu rộng rãi qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong Quý IV/2023. Kế đến là Gói thầu mua sắm bàn ghế học sinh của các đơn vị (Gói thầu số 2) có giá hơn 13,7 tỷ đồng, với phương thức lựa chọn nhà thầu tương tự như Gói thầu số 1.

Nguồn kinh phí mua sắm thiết bị điện tử tin học; mua sắm bàn ghế học sinh cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh theo phương thức mua sắm tập trung sử dụng dự toán chi năm 2023 đã được giao cho các cơ quan, địa phương, đơn vị.

Còn chi phí thẩm định giá; chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; chi phí thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; chi phí đăng tin mời thầu từ nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ tài chính năm 2023 của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về cơ sở pháp lý, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu và tính chính xác, trung thực, khách quan của dự toán đã thẩm định, phê duyệt; kiểm tra, giám sát quá trình đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng hàng hóa, máy móc, thiết bị mua sắm tập trung đã được phê duyệt.

Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm lập thủ tục tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện 6 gói thầu đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của Luật Đấu thầu, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hướng dẫn về đấu thầu và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; về chủng loại, số lượng, chất lượng, mức giá dự toán chi tiết từng hàng hóa, máy móc, thiết bị mua sắm tập trung đã được phê duyệt; kiểm tra, giám sát và đôn đốc nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng; thông báo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị được mua sắm tài sản biết, thực hiện các công việc tiếp theo đảm bảo đúng theo thỏa thuận khung và các quy định của pháp luật hiện hành… Theo UBND tỉnh, thời gian hiệu lực của thỏa thuận khung là 1 năm và chỉ áp dụng trong năm 2023.

Đấu giá quyền sử dụng đất: Mức đặt cọc bao nhiêu là phù hợp?
Dự thảo Luật Đấu giá tài sản quy định, trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư