
-
Liên danh Becamex - VSIP đề xuất dự án với tổng diện tích 3.000 ha ở Khánh Hòa
-
Hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng mới
-
Dư địa tăng trưởng nhìn từ kinh tế nền tảng
-
Đà Nẵng dồn lực thực hiện cơ chế đặc thù
-
Chìa khóa để kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ -
Hải Phòng góp 10.960 tỷ đồng vào dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Trong thời gian tới, Lâm Đồng có nhiều dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt sẽ cần nguồn vốn của Quỹ phát triển quỹ đất để giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng. Ảnh: Linh Đan |
Ngày 18/2, Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề đặc biệt), nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Lâm Đồng thông qua Nghị quyết về Đề án thành lập Quỹ phát triển đất.
Theo Tờ trình của UBND tỉnh Lâm Đồng, năm 2010, khi UBND tỉnh giao (đến nay là ủy thác) Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng quản lý hoạt động nguồn vốn của Quỹ phát triển đất cho thấy, nguồn vốn đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Đến năm 2024, nguồn vốn của Quỹ phát triển đất đã ứng vốn cho 24 dự án, với tổng số tiền giải ngân đạt 431 tỷ đồng, bảo đảm tiến độ và hiệu quả cho các dự án quan trọng này. Trong đó, vốn đối ứng để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất tái định cư là 261 tỷ đồng.
Các dự án đã cung cấp chỗ ở ổn định cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các dự án, qua đó giúp giảm thiểu các tác động xã hội tiêu cực và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong thời gian tới, có nhiều dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt sẽ cần nguồn vốn của Quỹ phát triển quỹ đất để giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng như: Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng Quảng trường huyện Đức Trọng; Dự án Khai thác quỹ đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực khóa mỏ khai thác sét tại Nhà máy gạch tuynel Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu quy hoạch dân cư thôn Đăng Rách, xã Gung Ré, huyện Di Linh với tổng nhu cầu ứng vốn khoảng 190 tỷ đồng.
Từ quy định hiện hành và thực tế nêu trên, để việc triển khai thành lập Quỹ phát triển đất theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ thì việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết là cần thiết và đúng quy định.

-
Hải Phòng góp 10.960 tỷ đồng vào dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Đề xuất vay 147 triệu USD nâng cấp tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang -
Nghệ An sắp lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quỳnh Lập -
TP.HCM trình 4 dự án hạ tầng theo hợp đồng BOT, tổng vốn 57.000 tỷ đồng -
Khánh Hòa: Danh tính 11 dự án trong kết luận thanh tra, kiểm tra được gỡ vướng -
Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ thực hiện dự án khu công nghiệp hơn 4.500 tỷ đồng -
Thống nhất nâng cấp sớm cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên quy mô 6 làn xe
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang