-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Nhiều diện tích rừng ở Lâm Đồng liên tục bị phá trong những năm qua ảnh: n.b |
“Thả gà ra đuổi”
Việc thu hút đầu tư về rừng và đất lâm nghiệp tại Lâm Đồng bắt đầu thực hiện theo Quyết định số 209 ngày 11/11/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo hồ sơ của phóng viên Báo Đầu tư, từ năm 2005 đến tháng 4/2021, toàn tỉnh đã thu hút 488 dự án do 473 doanh nghiệp đầu tư có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp.
Việc giao một lượng lớn dự án cho hàng trăm doanh nghiệp đã để lại không ít hệ lụy.
Cụ thể, trong số dự án trên, có 200 dự án/31.760 ha (gồm 164 dự án thu hồi toàn bộ/27.521 ha và 36 dự án thu hồi một phần/4.209 ha) đã bị cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng ra quyết định thu hồi do không triển khai thực hiện hoặc triển khai chậm tiến độ, không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê, để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn.
Hiện nay, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Lâm Đồng) đã đề nghị cung cấp hồ sơ pháp nhân của 37 doanh nghiệp và hồ sơ có liên quan đến sai phạm để mất rừng… để điều tra, xử lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của 37 doanh nghiệp/37 dự án như đề nghị của Công an tỉnh Lâm Đồng.
Toàn tỉnh hiện còn 324 dự án/309 doanh nghiệp được giao, cho thuê đất, thuê rừng để đầu tư triển khai dự án, với tổng diện tích 52.859 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần).
Tính đến tháng 12/2020, Lâm Đồng có 128 dự án/128 doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng do để mất rừng (1.959 ha) với tổng số tiền hơn 335 tỷ đồng (đã thực hiện đóng tiền hơn 50,9 tỷ đồng). Trong đó, giá trị lâm sản hơn 102 tỷ đồng, giá trị môi trường hơn 233,7 tỷ đồng, còn lại chưa thực hiện hơn 284 tỷ đồng. Trong 128 dự án trên, có 35 dự án đã bị thu hồi toàn bộ dự án với số tiền hơn 90 tỷ đồng.
Theo Phụ lục 06, Kết luận số 929 ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2013-2018, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 82 doanh nghiệp (biểu thống kê đánh số thứ tự là 53 doanh nghiệp) chưa thu được tiền bồi thường tài nguyên rừng do để rừng bị phá, bị lấn chiếm với tổng số tiền hơn 241,8 tỷ đồng.
Sau Kết luận số 929 của Thanh tra Chính phủ, 10 doanh nghiệp đã đền bù giá trị lâm sản với số tiền hơn 14 tỷ đồng và 1 doanh nghiệp nộp một phần với số tiền hơn 10,3 tỷ đồng. Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng hơn 23,4 tỷ đồng (trong đó, 21 doanh nghiệp đã thực hiện xong, 3 doanh nghiệp nộp một phần với số tiền 635,3 triệu đồng).
Tuy vậy, số tiền còn lại các doanh nghiệp chưa thực hiện, gồm tiền đền bù giá trị lâm sản hơn 6 tỷ đồng/11 doanh nghiệp (trong đó 10 doanh nghiệp chưa thực hiện, 1 doanh nghiệp đã thực hiện một phần); tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng hơn 179 tỷ đồng/40 doanh nghiệp (trong đó 37 doanh nghiệp chưa thực hiện, bao gồm 26 doanh nghiệp thu hồi toàn bộ dự án với số tiền 74,2 tỷ đồng, 3 doanh nghiệp đã thực hiện một phần).
Số tiền chênh lệch so với biểu tổng hợp của thanh tra là hơn 29,8 tỷ đồng. Nguyên nhân là Sở Tài chính đã thu hồi, điều chỉnh tại các văn bản và quyết định của 3 doanh nghiệp, gồm Công ty TNHH Lâm nghiệp Tam Hiệp, Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Mai Viết và Công ty TNHH Bất động sản Di Đức 3.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng chục doanh nghiệp dù đã được mời 3 lần, nhưng vẫn không chấp hành nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng. Việc đưa hàng chục ngàn héc-ta rừng cho doanh nghiệp làm dự án, nhưng các doanh nghiệp này lại bất lực giữ rừng như thể “thả gà ra đuổi”.
Khó như… mò kim đáy bể
Theo ông Võ Danh Tuyên, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tại Văn bản số 104 ngày 26/4/2021, toàn tỉnh có 35 dự án đã bị thu hồi toàn bộ thuộc đối tượng phải đóng tiền bồi thường, số tiền hơn 90 tỷ đồng (còn theo Phụ lục 06, Kết luận 929 của Thanh tra Chính phủ thì 26 dự án đã được UBND tỉnh thu hồi toàn bộ với số tiền 74,2 tỷ đồng), nên việc đôn đốc các doanh nghiệp này nộp tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng là không khả thi.
“Một số trường hợp còn lại do khó khăn và chây ỳ không chấp hành việc nộp tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng vào ngân sách nhà nước, mặc dù đã được các cơ quan chức năng đôn đốc nhiều lần. Trong tổng số tiền phải bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp, thì số tiền bồi thường về môi trường quá cao, nên hầu hết các doanh nghiệp không có khả năng thực hiện (giá trị về môi trường được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số K từ 2 đến 5 tuỳ theo từng loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất)”, ông Tuyên báo cáo với UBND tỉnh Lâm Đồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, đến tháng 4/2021, một số doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở nhưng không thông báo cho các cơ quan chức năng, một số trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật…, gây khó khăn trong việc liên hệ, đôn đốc việc nộp tiền và chỉ đạo của các cơ quan chức năng tại địa phương. Đặc biệt, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các ban, ngành phối hợp chưa đồng bộ trong việc ngăn chặn vi phạm.
Về phụ lục 06 của Thanh tra Chính phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho rằng, danh sách có 21 doanh nghiệp là các trường hợp không phải bồi thường do mất rừng, khai thác rừng trái phép, mà là các trường hợp phải đền bù giá trị lâm sản trên diện tích được cải tạo rừng nghèo, rừng nghèo kiệt để trồng rừng, trồng cao su, nhưng do vượt sản lượng được cấp phép khai thác, chênh lệch nhóm gỗ; các trường hợp phải đền bù giá trị lâm sản trên diện tích được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để xây dựng công trình, khai thác đá, thủy điện… (toàn bộ là tiền đền bù về lâm sản).
“Việc yêu cầu nộp tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng đối với doanh nghiệp đã bị thu hồi toàn bộ dự án, hiện không còn hoạt động nào tại tỉnh Lâm Đồng rất khó khả thi”, ông Tuyên nêu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho rằng, một số doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng đã giao, nhưng do lực lượng quản lý rừng của các doanh nghiệp còn mỏng, nên không thể giữ được diện tích rừng được giao.
Đa phần việc mất rừng xảy ra rải rác trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp thuê rừng mới nhận bàn giao, thiếu kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng và giao thời giữa chủ rừng nhà nước quản lý chuyển qua cho doanh nghiệp thuê rừng. Bên cạnh đó, một số hộ dân địa phương đã bất chấp, tranh thủ sự lơ là của doanh nghiệp để lấn chiếm đất, phá rừng, mong chờ cơ hội được đền bù.
Trong khi đó, nhiều dự án thuê rừng thực hiện du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nằm trên địa bàn TP. Đà Lạt, huyện Lạc Dương chậm tiến độ và không thể triển khai do gặp khó khăn, vướng mắc trong thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc đối tượng rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập và các dự án có tận dụng lâm sản trên diện tích xây dựng công trình hoặc cải tạo rừng nghèo kiệt tại huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh… đang triển khai tận dụng lâm sản phải ngừng theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017; Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016… Vì thế, các dự án này đang ở tình trạng không thể triển khai bất kỳ hoạt động nào, nên ít nhiều có tâm lý bỏ mặc dự án, không quyết liệt bảo vệ rừng.
“Khóa” tài khoản, giao công an điều tra
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, ngày 27/5/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất đề nghị Công an tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với 37 doanh nghiệp không chấp hành nộp số tiền hơn 178 tỷ đồng bồi thường giá trị tài nguyên rừng bị thiệt hại thuộc các dự án đầu tư để điều tra, xử lý theo quy định (theo ý kiến của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận 929 ngày 12/6/2020).
Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến bồi thường giá trị tài nguyên rừng thiệt hại đối với 37 doanh nghiệp sang Công an tỉnh, đồng thời phối hợp với Công an tỉnh trong quá trình điều tra, xử lý. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị Công an tỉnh tập trung điều tra, xử lý đối với các doanh nghiệp không chấp hành việc nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng bị thiệt hại thuộc các dự án đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp khác (ngoài Phụ lục 06, Kết luận số 929 ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ) đang còn hoạt động, đang thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, nhưng còn nợ nghĩa vụ tài chính, thì không xem xét, giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các nội dung có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư cho đến khi doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Kho bạc Nhà nước tỉnh và các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng nơi các doanh nghiệp (đang còn nợ tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng bị thiệt hại với ngân sách tỉnh) mở tài khoản giao dịch để thống nhất áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
“Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phối hợp, tạo điều kiện về phong tỏa tài khoản của các doanh nghiệp đang nợ tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng với ngân sách tỉnh theo đề nghị của Sở Tài chính (cơ quan được UBND tỉnh giao thực hiện việc thu tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng)”, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu.
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
-
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5 -
Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024