
-
Vụ sữa giả: Gần 600 sản phẩm sữa, chỉ 71 loại được cấp công bố sản phẩm
-
Sữa Nutri Brain IQ quảng cáo thổi phồng, Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra
-
Hà Nội: Hơn 26% bệnh viện công lập triển khai bệnh án điện tử
-
Tin mới y tế ngày 16/4: Dấu hiệu cảnh báo sớm các cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm
-
Sữa giả - hiểm họa đối với sức khỏe người tiêu dùng -
Yêu cầu xử lý nghệ sỹ, người nổi tiếng vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nguy cơ nhiễm độc
Trước thời điểm thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, để phòng chống dịch Covid-19, Hà Nội yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống ngừng bán hàng trực tiếp, chỉ bán mang về. Những chiếc hộp xốp, hộp nhựa đựng thức ăn từ đó được chuyển tới khắp ngõ, xóm, đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã không ít lần cảnh báo về ảnh hưởng của hộp xốp tới sức khỏe người dùng nếu nguyên liệu sản xuất hộp không tinh khiết, bị ô nhiễm chì, cadmium và thôi nhiễm styrene, ethylbenzene.
Theo các chuyên gia, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết tố, gây viêm gan, dễ đột qụy. Styrene rất dễ xâm nhập cơ thể, có thể chỉ với nồng độc rất nhỏ mỗi lần, nhưng hậu quả để lại thì rất lớn.
“Người dân chỉ nên sử dụng hộp nhựa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm đúng các quy định về an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất; không dùng hộp xốp, hộp nhựa để đựng các loại thức ăn, đồ uống nóng trên 100 độ C, nhất là các loại thức ăn rán có nhiều dầu mỡ còn đang nóng; không dùng hộp xốp để đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài ngày, chỉ nên dùng một lần”.
- Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
Phân tích rõ hơn về điều này, GS. Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học cho hay, các nhà nghiên cứu quốc gia Mỹ từng công bố kết luận khảo cứu của 10 chuyên gia về chất độc, hóa học và y tế khẳng định, styrene tồn tại phổ biến trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng một lần có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người.
Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiều lần cảnh báo, nguyên liệu sản xuất hộp xốp đang lưu hành trên thị trường chủ yếu từ polystyrene với thành phần không khí chiếm 95%, PS chỉ chiếm 5%, nên rất nhẹ. Do polystyrene phân tử thấp, nên nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, tối kỵ đựng thức ăn nóng, vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra chất độc monostyren, ngấm vào thức ăn, rất hại cho gan.
Ngoài hộp xốp, hộp nhựa cũng thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Thậm chí, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm còn đựng nước dùng nóng vào các túi nylon. PGS-TS. Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về thực phẩm cho biết, ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm sẽ bị biến dạng và xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra hóa chất có lượng độc tố, dẫn đến tình trạng phơi nhiễm độc. Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ len lỏi vào các cơ quan nội tạng, đi vào máu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nguy cơ gây bệnh có thể chưa xuất hiện ngay, mà tích lũy dần thành những bệnh mãn tính.
Chưa kể, việc dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản. Nhiều người dân còn tận dụng đồ nhựa dùng đi dùng lại nhiều lần, đựng thực phẩm trong đồ nhựa nhiều tháng mới đem ra nấu ăn, nguy hại càng khó lường.
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới con người, theo PGS-TS. Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội), hộp xốp, hộp nhựa sau một khoảng thời gian nhất định sẽ bị phân hủy, chuyển thành những vi hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, ngấm vào nguồn nước hay lơ lửng trong không khí, khiến động vật, con người nuốt phải, từ đó gây ra tác hại với sức khoẻ con người.
Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường
Theo PGS-TS. Nguyễn Duy Thịnh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, không nên sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng trực tiếp, dù là dạng đồ nhựa nào, tốt nhất không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Nếu buộc phải sử dụng đồ nhựa, nên chọn những hãng uy tín, có thương hiệu. Hộp nhựa chỉ nên dùng để đựng các loại đồ khô, ít dầu mỡ, ít muối, tránh tối đa bảo quản ở nhiệt độ cao để hạn chế mối nguy hại cho sức khỏe.
“Dù là đồ nhựa cao cấp như thế nào cũng không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu thấy hộp, khay, bát, thìa nhựa... bị xước, bị cũ, thì nên thay mới để đảm bảo sức khỏe”, chuyên gia khuyên.
Đặc biệt, mỗi người phải tự thay đổi thói quen, nhận thức để bảo vệ sức khỏe. Việc đầu tiên là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nylon, hộp xốp, hộp nhựa được sản xuất từ nhựa tái chế. Thay vào đó, nên sử dụng các loại đồ dùng được làm từ sứ, thủy tinh hoặc các vật liệu thân thiện với môi trường như túi giấy, túi mây tre đan.
Ngoài ra, không hâm nóng thức ăn trong hộp xốp, hộp nhựa bằng lò vi sóng. Riêng thức ăn, đồ uống chua, có độ axít cao như dưa muối, cà muối, sa lát trộn dấm, nước chanh… không nên đựng bằng hộp xốp.

-
Bộ Y tế yêu cầu tập trung hậu kiểm các nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe -
Hà Nội: Hơn 26% bệnh viện công lập triển khai bệnh án điện tử -
Tin mới y tế ngày 16/4: Dấu hiệu cảnh báo sớm các cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm -
Phòng khám “Changwon International Clinic” quảng cáo trái phép -
Sữa giả - hiểm họa đối với sức khỏe người tiêu dùng -
Yêu cầu xử lý nghệ sỹ, người nổi tiếng vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng -
Siết chặt quản lý sau vụ sữa giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép