-
Trung Quốc thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu -
Vương quốc Anh dẫn dắt xu hướng phục hồi thị trường văn phòng châu Âu -
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Vương quốc Anh tăng 4,2% trong tháng 10. Ảnh: AFP |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Vương quốc Anh trong tháng 10 đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9, chỉ số này tăng tới 3,1%. Như vậy, mức tăng thực tế 4,2% cao hơn mức dự báo trung bình 3,9% mà các nhà kinh tế đã đưa ra với Reuters.
Đầu tháng 11, Ngân hàng Trung ương Anh vẫn quyết định giữ lãi suất ổn định trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này ở mức vừa phải và thị trường lao động vẫn bị thắt chặt. Cho nên, bất chấp kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, Ngân hàng Trung ương Anh đã không trở thành ngân hàng trung ương có sức ảnh lớn đầu tiên trên thế giới tiến hành tăng lãi suất ngay trong thời Covid-19.
Tuy nhiên, với thông tin CPI tháng 10 tăng 4,2%, áp lực đang dồn lên Ngân hàng Trung ương Anh và buộc cơ quan này phải hành động trong cuộc họp chính sách vào tháng 12 tới.
Cơ quan này dự báo lạm phát sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 5% vào mùa xuân năm 2022 trước khi quay trở lại mục tiêu 2% vào cuối năm 2023 khi tác động của giá dầu và khí đốt tăng cao lắng dịu và nhu cầu hàng hóa giảm xuống.
Ông Samuel Tombs, chuyên gia kinh tế trưởng tại Công ty tư vấn kinh tế Pantheon Macroeconomics đồng tình rằng "mức đỉnh lạm phát 5% vẫn đang ở phía trước". Chuyên gia này lý giải lạm phát Anh tăng vọt trong tháng 10, lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, chủ yếu do Cơ quan năng lượng Anh (Ofgem) đã điều chỉnh chi phí năng lượng của mỗi hộ gia đình tăng 12,2% kể từ tháng 10 và mức chi phí này dự kiến sẽ được điều chỉnh về bình thường vào tháng 4/2022.
Bên cạnh đó, giá nhiên liệu cho động cơ trong tháng 10 dù tăng 3,0% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm nhẹ với một năm trước và chỉ khiến lạm phát toàn phần nhích 0,1 điểm phần trăm. Trong khi giá thực phẩm thu hẹp khoảng cách với đà tăng của chỉ số giá sản xuất khi tăng lên 1,2%, từ mức 0,8%.
Bà Sarah Coles, nhà phân tích từ Công ty cung cấp dịch vụ tài chính Hargreaves Lansdown (Anh), cho rằng các số liệu lạm phát trên đẩy Ngân hàng Trung ương Anh vào nguy cơ "lao vào cuộc chiến chống lạm phát và chứng tỏ sức mạnh của mình".
Theo suy đoán của bà Sarah Coles, khi đó những người gửi tiết kiệm ở Anh sẽ rơi vào thế giằng co, một mặt hy vọng lãi suất tăng cao, mặt khác nán đợi cho đến hết kỳ lãi rồi mới chuyển đổi khoản tiết kiệm sang mục đích khác.
Cũng trong tháng 10, lạm phát của Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) cũng lên cao nhất trong 13 năm qua và rượt đuổi Anh với mức 4,1%. Tác nhân khiến lạm phát Eurozone tăng cao cũng từ chi phí năng lượng. Theo dữ liệu của Reuters, đây là mức lạm phát cao nhất của Eurozone kể từ tháng 7/2008 và cao hơn mức dự báo 3,7%. Trong tháng 9, lạm phát của Eurozone là 3,4%.
-
ECB cắt giảm lãi suất, không hé lộ bước đi tiếp theo -
Mức độ lạc quan của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc xuống thấp kỷ lục -
Kinh tế thế giới có thể "hạ cánh mềm" với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng? -
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên -
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019 -
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi