-
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh -
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh -
Đồng Tháp công bố Đề án Bảo tồn phát triển sếu đầu đỏ -
Lan tỏa những điều tử tế, Coteccons tiếp tục “xây” Tết cho hơn 18.500 công nhân cả nước -
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn
Hội thảo tham vấn vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs) vừa được tổ chức bởi Vụ Pháp chế, Báo Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Coca - Cola Việt Nam trong đó có nhiều đề xuất được đưa ra nhằm tăng hiệu quả quá trình thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì của doanh nghiệp.
Các đại biểu tham dự Hội thảo Tham vấn vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs). |
Theo thông tin từ Eunomia Research & Consulting - Công ty tư vấn quản lý môi trường và chất thải tại Anh Quốc, hiện nay có hơn 728.000 tấn bao bì đồ uống dưới dạng nhựa PET, HDPE, chai PP, chai thủy tinh và lon nhôm được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, không phải 100% bao bì đều được thu gom đúng cách hoặc có thể mang đi tái chế.
Trong khi phần lớn việc tái chế rác thải đô thị ở Việt Nam do khu vực phi chính thức đảm nhận với tỷ lệ thu gom dao động từ 40% - 95%. Hà Nội, TP.HCM là hai thành phố có khả năng thu gom cao ở mức 95%, riêng khu vực nông thôn thì con số này thấp hơn rất nhiều.
Còn theo nghiên cứu mới nhất từ Eunomia (2022), không phải tất cả các vật liệu đều có khả năng tái chế như nhau. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng bao bì đồ uống bằng nhôm có tỷ lệ tái chế cao nhất với tỷ lệ trung bình 77% trong khi chai nhựa PET, bao bì giấy nhiều lớp (carton) và thủy tinh lần lượt ở mức 45%, 4% và 14%
Việc cải thiện tỷ lệ tái chế là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Việt Nam để có thể hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng “0”. Song theo giới chuyên gia, các chính sách nên xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu vững vàng và cần thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau để xác định đúng hiện trạng của Việt Nam, từ đó có lộ trình chuyển đổi phù hợp.
Ngoài ra, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
EPR được coi là một cơ chế hiệu quả, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường, xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Kantar, trong những năm gần đây, 78% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến các vấn đề môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Việt Nam hoàn toàn có thể trở về trạng thái phát thải ròng bằng “0” khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Người dân Việt Nam luôn mong muốn tìm kiếm những giải pháp bền vững hơn cho bao bì. Để hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn đã đến lúc các doanh nghiệp cùng chính phủ phải có chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì sẽ được nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm gồm pin-ắc quy, săm lốp, dầu nhớt và bao bì (bao bì thương phẩm của thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú, chất tẩy rửa, xi măng thương phẩm) thực hiện từ ngày 1/1/2024;
Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện, điện tử sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025; các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm phương tiện giao thông sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027.
Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong hai hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế của mình, đó là tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu chọn đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì (không tự mình thực hiện tái chế) thì số tiền đóng góp theo từng loại sản phẩm, bao bì được tính theo công thức quy định.
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đã thành lập Tổ soạn thảo, tiến hành khảo sát và xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs);
Theo kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023 để kịp thời có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024.
Theo ông Phan Tuấn Hùng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc gia sẽ có Fs khác nhau do chi phí lao động, công nghệ, thu gom… khác nhau.
Vì vậy, Fs cần phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải.
Tuy nhiên, việc đề xuất Fs cho các loại sản phẩm, bao bì phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam và cần có sự đồng thuận bởi các bên có liên quan.
Còn đại diện một số tổ chức tái chế gồm Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam, Công ty TNHH Tái chế cao su Long Long, Chi hội Nhựa Tái sinh thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam... đã đề xuất phương pháp xác định Fs cho các loại sản phẩm, bao bì cụ thể như sản phẩm nhựa; sản phẩm điện, điện tử; sản phẩm săm lốp và kim loại.
Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST), Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất, Fs gồm 2 loại định mức là định mức chi phí tái chế cơ bản và định mức chi phí tái chế nâng cao.
Định mức chi phí tái chế cơ bản là chi phí áp dụng chung cho tất cả sản phẩm, bảo bì. Định mức tái chế nâng cao là chi phí áp dụng riêng cho các sản phẩm, bao bì khó tái chế hơn (xác định theo hệ số).
“Fs thấp thì sẽ không tạo động lực để nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm, bao bì theo hướng thân thiện môi trường, thiết kế vì tái chế”, PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng lưu ý.
Về phía chuyên gia quốc tế, TS. Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết, việc đề xuất Fs nên được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn độc lập trên cơ sở khảo sát chi phí tái chế thực tế tại Việt Nam.
Đồng thời đề xuất khi xác định Fs cần có sự phân biệt giữa sản phẩm, bao bì dễ tái chế với sản phẩm, bao bì khó tái chế.
-
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Nông thôn mới tiếp tục là động lực phát triển kinh tế - xã hội -
Cần ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh -
Đồng Tháp công bố Đề án Bảo tồn phát triển sếu đầu đỏ -
Thúc đẩy chuyển đổi công nghệ làm mát bền vững và tiết kiệm năng lượng -
Lan tỏa những điều tử tế, Coteccons tiếp tục “xây” Tết cho hơn 18.500 công nhân cả nước
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority
- Eaton Park giành 2 chiến thắng tại Giải thưởng Bất động sản châu Á 2024
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- DXMD VietNam phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao