
-
TP.HCM khởi công và khánh thành hàng loạt công trình trước ngày 30/4
-
Chính thức nới công suất của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình lên 5 triệu khách/năm
-
Quảng Trị đốc thúc tiến độ dự án hạ tầng BIIG2
-
Tiến độ 2 dự án cao tốc qua địa bàn TP. Cần Thơ
-
Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại Quảng Ngãi -
Kiến nghị đầu tư cầu Tân Châu - Hồng Ngự và Tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp
“Ông lớn” đổ về Cần Giờ
Trung tuần tháng 3/2025, Vingroup gửi văn bản đến UBND TP.HCM đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm Thành phố với huyện Cần Giờ, chiều dài 48,5 km. Dự án được đầu tư với quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, đi trên cao với tốc độ 250 km/h, đáp ứng năng lực chuyên chở 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ.
Tổng mức đầu tư của Dự án lên đến hơn 4 tỷ USD (102.370 tỷ đồng) được Vingroup đề xuất đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), dạng Hợp đồng BOO. Về tiến độ thực hiện, Vingroup đề xuất làm trong 3 năm, dự kiến năm 2028 sẽ hoàn thành xây dựng và bàn giao.
Một “siêu” dự án khác của Vingroup tại Cần Giờ cũng có bước tiến quan trọng khi UBND TP.HCM chính thức phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ vào đầu năm nay. Dự án có quy mô 2.870 ha, gồm 4 phân khu, tổng mức đầu tư gần 9 tỷ USD, quy mô dân số gần 230.000 người và có khả năng đón 8-9 triệu lượt du khách mỗi năm.
“Siêu” dự án thứ ba tại Cần Giờ cũng đang được gấp rút hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công là Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư vào giữa tháng 1/2025 với tổng vốn 113.531 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD), dự kiến phân kỳ thành 7 giai đoạn, thời gian thực hiện trong 22 năm.
Đối với hạ tầng kết nối đến Cần Giờ, TP.HCM đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cầu Cần Giờ dài 7,3 km, rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư 11.087 tỷ đồng. Dự án đang được Tập đoàn Trung Nam đề xuất đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT.
Dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ cũng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Đầu năm 2025, một loạt doanh nghiệp kiến nghị UBND TP.HCM đề nghị Bộ Công thương cập nhật danh sách các dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh để doanh nghiệp có cơ sở đề xuất dự án cụ thể. Trong đó, Tập đoàn Trung Nam đề xuất Dự án Nhà máy điện gió ven biển Cần Giờ, công suất 300 MW; Công ty cổ phần Tập đoàn HBRE đề xuất Dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ công suất 1.000 MW, vốn đầu tư 2,5 tỷ USD.
Trước đó, Công ty cổ phần Tổng công ty Tân Hoàn Cầu đề xuất làm dự án điện gió tại Cần Giờ với công suất 1.000 MW, vốn đầu tư 56.133 tỷ đồng. Đặc biệt, 2 doanh nghiệp Nhật Bản liên danh với một doanh nghiệp trong nước đề xuất “siêu” nhà máy điện gió ngoài khơi biển Cần Giờ (cách bờ 55 km) công suất 6.000 MW. Tổng mức đầu tư của Dự án là 397.605 tỷ đồng (gồm cả giải phóng mặt bằng).
Ước tính sơ bộ những dự án được đề xuất nêu trên, tổng mức đầu tư vào các dự án ở Cần Giờ khoảng 20 tỷ USD.
Vì sao Cần Giờ được chọn?
Lý do khiến Cần Giờ trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn không chỉ đến từ vị trí chiến lược, mà còn vì hạ tầng nơi đây chuẩn bị được đầu tư mạnh mẽ. Khi các dự án quan trọng như cầu Cần Giờ, cảng trung chuyển quốc tế và tuyến metro được xây dựng, Cần Giờ sẽ kết nối thuận lợi với trung tâm TP.HCM, thúc đẩy phát triển du lịch, bất động sản… Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhà đầu tư cũng nhìn thấy tiềm năng lớn từ nhu cầu sử dụng điện “xanh” ngày càng tăng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các trung tâm dữ liệu.
Theo ông Đặng Quốc Toản, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng dầu khí châu Á (AsiaPetro - đơn vị nghiên cứu dự án điện gió Cần Giờ), việc đầu tư nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ sẽ cung cấp nguồn điện “xanh” mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP.HCM và khu vực phía Nam cần để sử dụng trong sản xuất, xuất khẩu sang châu Âu và thế giới theo yêu cầu về chứng chỉ xanh.
Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ đánh giá, khi hiện thực hóa được các “siêu” dự án trên, sẽ khai thác được tiềm năng, thế mạnh “rừng vàng, biển bạc” của Cần Giờ. Việc đầu tư các dự án lớn không những thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ và TP.HCM, mà còn hình thành hệ thống chuỗi liên kết vùng trong khu vực Đông Nam bộ.

-
Tiến độ 2 dự án cao tốc qua địa bàn TP. Cần Thơ -
Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại Quảng Ngãi -
Kiến nghị đầu tư cầu Tân Châu - Hồng Ngự và Tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp -
Cần tới 77.452 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM đến năm 2030 -
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030 -
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội