-
Già hóa dân số và căn bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi -
TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học -
Cứu trợ y tế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ -
Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu -
TP.HCM: Khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi -
Safpo/Potec tiêm miễn phí vắc-xin uốn ván cho người dân vùng lũ
Ngày 22/2, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ".
Trao giải cho các tác giả đoạt giải. |
Ban Tổ chức cho biết, cuộc thi “Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ” đã rất thành công, nhận được 196 bài thi. Cuộc thi được phát động từ 12/4/2023.
Hầu hết các bài dự thi đều đã tuân thủ nghiêm túc thể lệ cuộc thi, trả lời đầy đủ 5 câu hỏi do ban tổ chức đưa ra, gửi bài dự thi đúng thời gian quy định.
Cách trả lời trau chuốt, mạch lạc, rõ ràng, có diễn giải, phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề; cách trình bày từng câu trả lời rõ ràng đã thể hiện được sự quan tâm đầu tư nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin của tác giả. Một số bài dự thi có hình ảnh minh họa rất đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung thi.
Cuộc thi không chỉ nhận được bài dự thi của các cán bộ, viên chức ngành y tế mà có cả những người ngoài ngành và đặc biệt là cả 3 người ngoài ngành tham dự đều đạt giải (trong đó có 1 giải Nhất), điều đó thể hiện sự lan toả tấm gương cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đến với nhiều tầng lớp người dân Việt Nam.
Tại buổi Lễ, PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hương Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cho viên chức, cán bộ y tế; cũng là dịp để thể hiện tình cảm đối với Giáo sư - nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ký sinh trùng ở Việt Nam.
Đây còn là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống ngành Y đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng nói chung và phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng nói riêng.
Qua đây cũng góp phần khơi dậy niềm tự hào của cán bộ y tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên y tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, để từ đó tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Mỗi cán bộ y tế hãy luôn là những tấm gương sáng về nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để không chỉ giúp người dân gìn giữ, nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật mà còn để lại trong lòng người dân những tình cảm ấm áp, tốt đẹp về tình người, về đạo lý.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành tích xuất sắc mà Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng - Trung ương đã đạt được trong thời gian qua như một sự tiếp nối sự nghiệp khoa học và những hy sinh, đóng góp của GS. Đặng Văn Ngữ cho ngành Y tế nước nhà.
Viện là một trong những đơn vị hàng đầu trong khối Y tế Dự phòng và là đơn vị có mô hình hoạt động rất đặc biệt trong ngành Y tế Việt Nam: Viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, vừa là cơ sở đào tạo Tiến sĩ, có Trường Cao đẳng y tế đào tạo nhân lực cao đẳng xét nghiệm và cao đẳng điều dưỡng, có Bệnh viện khám, chữa bệnh.
Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện được đánh giá cao, ứng dụng tốt trong thực tiễn. Viện đã công bố 904 đề tài nghiên cứu khoa học trong đó có 8 đề tài cấp Nhà nước, 46 đề tài cấp Bộ, 382 đề tài cấp Viện, 151 đề tài hợp tác quốc tế. Kết quả phòng chống sốt rét ở Việt Nam đã đạt được là vô cùng to lớn và là điểm sáng của khu vực và thế giới.
Công tác phòng chống sốt rét của Viện đã góp phần làm giảm sâu cả 3 tiêu chí số mắc, số tử vong, số vụ dịch: Đến năm 2023 đã có 46 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét và Việt Nam đang tự tin thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, hoạt động đào tạo cũng là điểm sáng của Viện. Viện đã đào tạo 16 khóa tiến sỹ với 160 nghiên cứu sinh, có 74 nghiên cứu sinh tốt nghiệp và được nhận bằng Tiến sỹ, hiện đang đào tạo 57 nghiên cứu sinh.
Hội đồng Giáo sư cơ sở được thành lập và hoạt động từ năm 2015 đến nay, đã xét đề nghị công nhận đạt chuẩn 24 Giáo sư, Phó Giáo sư.
Viện còn là nơi đào tạo nhân lực cho ngành Y tế cả Nước. Trong Viện có trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo.
Đến nay, Trường đã đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp và Cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm cho gần 4.000 người. Hiện nay, Trường đang đào tạo 2 mã ngành cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Y học và cao đẳng Điều dưỡng.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá, công tác khám, chữa bệnh của Viện rất phát triển. Bệnh viện Đặng Văn Ngữ trực thuộc Viện được thành lập năm 2020 trên cơ sở khoa khám bệnh chuyên ngành, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về các bệnh ký sinh trùng. Năm 2023, Bệnh viện khám, chữa bệnh cho 32.700 lượt trường hợp, tăng 2,1 lần, so với năm 2022.
Công tác hợp tác quốc tế và huy động nguồn lực của Viện được duy trì và phát triển đặc biệt Dự án RAI4E giai đoạn 2024 - 2026 được Quỹ Toàn cầu phê duyệt với tổng số vốn tài trợ 14,5 triệu USD.
-
Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu -
TP.HCM: Khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi -
Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng -
Safpo/Potec tiêm miễn phí vắc-xin uốn ván cho người dân vùng lũ -
Hà Nội liên tiếp thu hồi thuốc kém chất lượng -
Ngăn ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể -
Tin mới y tế ngày 13/9: Giám sát, xử lý các bệnh truyền nhiễm trong mưa lũ
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3