-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thời gian qua, liên tiếp các ca nhiễm sán phải nhập viện điều trị với triệu trứng nặng. Thông tin từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, cơ sở vừa tiếp nhận bệnh nhân T.T.H. (74 tuổi, trú tại Hà Giang). Ông H. có thói quen ăn tiết canh, thịt tái, hầu như mùng 1 nào ông cũng ăn tiết canh. Đặc biệt, ngày Tết ông thường ăn tiết canh cả ngan và lợn, hậu quả là ông bị sán làm tổ trong não.
Một trường hợp khác là ông N.V.T (65 tuổi, trú tại Bắc Giang), nhiều năm nay, ông T. bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, đi nhiều bệnh viện nhưng không tìm ra bệnh. Chỉ đến khi xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, các bác sỹ mới phát hiện ông T. bị sán làm tổ trong não.
Còn Khoa Ngoại - Tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn) vừa tiếp nhận tới 6 bệnh nhân nhập viện do áp xe gan, trong đó có trường hợp nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Tương tự, vừa qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận và điều trị 172 ca bệnh áp xe gan do sán lá gan lớn. Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 40.
Trước đó, Khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) đã điều trị cho bệnh nhân L.V.Đ. (trú tại Hà Nội) bị áp xe gan kích thước lớn. TS. Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy cho biết, theo kết quả chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu của bệnh nhân Đ., nguyên nhân chính của áp xe gan là do sán lá gan lớn. Đây là loại ký sinh trùng thường sống ký sinh ở những loài rau thủy canh như rau cần, rau muống, rau ngổ. Ngoài áp xe gan, thì thói quen ăn đồ tái sống còn khiến bệnh nhân này mắc sán lá gan.
Gần đây nhất, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nam 57 tuổi từ Hòa Bình, nhập viện trong tình trạng đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu. Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công một trường hợp nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi.
Theo TS. Trần Huy Thọ, Phó giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán não vào nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ và liệt nửa người, khiến gia đình tưởng bị đột quỵ. Các biểu hiện nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ khiến nhiều người lầm tưởng sang trường hợp tai biến, đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người và những di chứng khác kèm theo.
Các bác sỹ cho hay, nhiều bệnh nhân luôn khẳng định ăn tiết canh lợn nhà nuôi, tiết canh vịt nhà tự làm nên không thể bị nhiễm sán. Suy nghĩ này là không đúng, tất cả các loại tiết canh dù là tiết canh lợn, dê, vịt… tự làm hay ăn ngoài hàng thực chất đều là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, đến liên cầu khuẩn, giun sán…
Nhiều người tưởng ăn tiết canh vịt nhà tự làm sẽ không bị nhiễm giun sán hay liên cầu khuẩn lợn. Nhưng trong quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo, dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ xâm nhập vào máu. Bên cạnh đó, tiết canh vịt dù không có liên cầu khuẩn, nhưng để hấp dẫn, người chế biến lấy những bộ phận của lợn làm nguyên liệu đánh tiết canh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Bên cạnh đó, còn nhiều người chủ quan, khi mắc sán não điều trị thấy đỡ đã bỏ giữa chừng, hoặc khi xuất viện về nhà, vẫn ăn đồ tái, sống, khiến bệnh lại tái phát nặng hơn. Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sỹ, bệnh nhân phải điều trị triệt để mới được xuất viện.
Để phòng chống các bệnh do giun sán, người dân cần bỏ thói quen ăn thực phẩm tái, sống. Bên cạnh đó, định kỳ tẩy giun để bảo vệ sức khỏe bởi thời tiết nhiệt đới ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng phát triển. Nếu không may mắc bệnh, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục, đáp ứng điều trị sẽ tốt hơn nhiều so với phát hiện muộn.
Bác sỹ Nguyễn Văn Hoàng, Khoa Ngoại lồng ngực (Bệnh viện Trung ương quân đội 108) khuyến cáo một số biện pháp phòng bệnh sán dây chó ở người gồm: tránh tiếp xúc phân chó, chú ý rửa tay sạch sẽ; cắt đường lây truyền bằng cách không cho chó ăn các phủ tạng chưa được nấu chín. Đốt hoặc chôn sâu các phủ tạng của vật chủ trung gian bị chết; tẩy sán định kỳ cho đàn chó có nguy cơ cao, giảm số lượng cá thể đàn.
Đối với người dân sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành, ăn các món ăn có nguy cơ nhiễm ấu trùng Echinococcus (bệnh sán dây nhỏ) cùng với các biểu hiện nghi ngờ như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng, cần đi khám ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025