-
Đầu tư 2.971 tỷ đồng xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức PPP -
Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 -
Kon Tum: Kiên quyết thu hồi, chấm dứt dự án điện chậm tiến độ -
Sôi động thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -
Cần Thơ đề ra nhiệm vụ, giải pháp cấp bách đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh III
Lãnh đạo CMSC kiểm tra công trường xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành. |
Đây là chỉ đạo của ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) trong chuyến kiểm tra thực địa mới đây đối với công tác vận hành và đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc tại khu vực Đông Nam Bộ do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC làm chủ đầu tư.
Tại Trạm thu phí Long Phước trên tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành - Dầu Giây, ông Nguyễn Ngọc Cảnh ghi nhận cố gắng của VEC và Công ty cổ phần TASCO, trong việc đưa hệ thống ETC trên tuyến TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây vào khai thác sớm 5 ngày so với chỉ đạo của Chính phủ.
“Việc sớm đưa hệ thống ETC tuyến cao tốc này vào khai thác có ý nghĩa hết sức quan trọng do đây là tuyến cao tốc huyết mạch, có lưu lượng giao thông cao nhất cả nước. Điều này giúp nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian, chi phí cho chủ phương tiện, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiềm môi trường và thuận tiện, tiết kiệm, minh bạch trong công tác quản lý, giám sát thu phí”, ông Cảnh đánh giá.
Theo Phó Chủ tịch CMSC, trong giai đoạn đầu mới đưa vào khai thác có thể phát sinh những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, đặc biệt tình trạng ùn ứ giao thông tại các trạm thu phí cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây chủ yếu do tỷ lệ các phương tiện không đủ điều kiện nhưng vẫn đi vào làn ETC.
Do đó, VEC và đơn vị cung cấp dịch vụ cần tiếp tục đa dạng hóa công tác tuyên truyền; đẩy nhanh công tác dán thẻ, mở tài khoản giao thông cho các chủ phương tiện; nâng cao chất lượng, độ tin cậy của hệ thống. Trong thời gian đầu khai thác phải bố trí nhân sự trực 24/24 để phân làn, phân luồng, đảm bảo giao thông; xử lý, khắc phục các vấn đề liên quan đến thiết bị, phần mềm, trong đó, cần duy trì một số làn xử lý sự cố để giải quyết các trường hợp phát sinh.
Tại buổi đi kiểm tra công trường xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, lãnh đạo CMSC ghi nhận những kết quả bước đầu đối với những nỗ lực của VEC trong việc tái khởi động lại Dự án.
Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn, Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đã ngừng thi công từ 2-3 năm, phát sinh nhiều vấn đề với các nhà thầu cần phải giải quyết dứt điểm.
Lãnh đạo CMSC yêu cầu VEC cần tập trung giải quyết dứt điểm hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề phát sinh do dừng thi công như: chi phí dừng chờ, chấm dứt hợp đồng với một số nhà thầu, tổ chức đấu thầu lại, lập phương án quản lý, bảo vệ tài sản đối với những đoạn tuyến đã hoàn thành... Đồng thời, đề xuất phương án xây dựng nút giao với Quốc lộ 51 theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Đối với đề xuất mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn Km 4 – Km 25+920), Phó chủ tịch CMCS cho rằng, việc mở rộng đoạn tuyến này là nhu cầu cấp thiết, do lưu lượng theo thiết kế đã mãn tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông; đặc biệt đây là đoạn tuyến kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đưa vào khai thác từ năm 2025.
“Do đó, VEC cần sớm xây dựng các phương án đầu tư để báo cáo cấp có thẩm quyền đối với dự án quan trọng này”, ông Cảnh chỉ đạo.
Trước đó, VEC đã có báo cáo ban đầu gửi Bộ GTVT về đề xuất đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây với kinh phí đầu tư khoảng trên 9.000 tỷ đồng, bằng nguồn vốn do VEC huy động 100%.
Dự kiến VEC đầu tư mở rộng lên 8 làn xe chạy đoạn từ lý trình km4+514 (điểm nút giao vành đai 2) đến km24+558 (điểm giao với dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu), tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với chiều dài khoảng 20 km. Phần cầu, đoạn vành đai 2 – cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (km4+514 – km24+558), đầu tư 8 làn xe, với 2 đơn nguyên cầu. Cầu Long Thành sẽ xây dựng thêm một đơn nguyên cầu với quy mô bằng quy mô cầu giai đoạn I về phía phải tuyến; khoảng cách giữa hai đơn nguyên cầu là 12,75m.
-
Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh III -
Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
Nâng cấp 3,7 km luồng Hải Phòng để đón tàu trọng tải 30.000 DWT -
Kiến nghị bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho 4 dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM -
Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
Các dự án đầu tư ra nước ngoài lỗ, lãi ra sao? -
Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa chữa đột xuất Quốc lộ 51
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/10 -
2 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
3 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
5 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội”
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam
- Gameloft Việt Nam: Văn hóa lấy con người làm trọng tâm