
-
VCCI gửi thư tới các đối tác thuyết phục ủng hộ việc hoãn áp dụng thuế đối ứng
-
VCCI và AmCham kêu gọi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam
-
Doanh nghiệp tại Đồng Nai xoay trục thị trường để ứng phó với rào cản thuế từ Mỹ
-
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10%
-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
![]() |
Ông Foley tại buổi làm việc với Tổng Cục thuế |
Ông Foley đã trao đổi với Tổng Cục thuế về các Chương trình Hành động trong khuôn khổ Các biện pháp chống xói mòn và chuyển lợi nhuận giữa các quốc gia vì mục đích thuế (BEPS) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Sáng kiến BEPS nhằm phối hợp việc quản lý thuế đối với các Tập đoàn đa quốc gia để đảm bảo rằng số thuế phải nộp tại mỗi quốc gia mà các Tập đoàn này hoạt động là hợp lý.
Hôm 5/10, tổ chức OECD đã ban hành 15 Chương trình Hành động thảo luận về các khía cạnh khác nhau về Thuế quốc tế và Xác định giá thị trường, bao gồm quy định về chia sẻ thông tin về xác định giá thị trường giữa Cơ quan thuế các quốc gia, được gọi là Báo cáo giữa các quốc gia (Báo cáo CbyC).
Trong các cuộc trao đổi với cơ quan thuế và các công ty, ông Foley đã nhấn mạnh ý nghĩa thực tế khi áp dụng Báo cáo CbC, bao gồm việc sử dụng thông tin, thời điểm báo cáo và một số vấn đề kế toán liên quan nhằm tránh gây hiểu lầm trong quá trình áp dụng. Ông Foley cũng chia sẻ tình hình áp dụng hướng dẫn của OECD về Báo cáo CbC tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và Úc.
Tổng Cục Thuế Việt Nam cho biết Việt Nam quan tâm đến việc sử dụng chế độ Báo cáo CbC cũng như việc tham gia chia sẻ thông tin thuế giữa các quốc gia.
Ngoài ra, trong buổi làm việc với Tổng Cục Thuế, ông Foley còn trao đổi các vấn đề liên quan đến Chương trình Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), đặc biệt là về các kinh nghiệm thành công.
Ông Hoàng Thùy Dương, Phó tổng Giám đốc của KPMG Việt Nam, phụ trách về Thuế, cho biết: “Việt Nam đã hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và tham gia một số hiệp định thương mại tự do quan trọng nhất trên thế giới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc các quy định trong nước về thuế và xác định giá thị trường được xây dựng phù hợp với môi trường toàn cầu, cụ thể là các Chương trình hành động BEPS của OECD là rất quan trọng”
Trước khi làm việc tại KPMG, ông Foley đã làm việc cho Cơ quan thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Service) với cương vị là Giám đốc Chương trình Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA).
Ông Foley được đánh giá là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã tham gia thụ lý hơn 375 hồ sơ APA trong tổng số hơn 1.000 APA được ký kết trong suốt 25 qua tại Mỹ.
Trong một vài năm trở lại đây, Việt Nam đã xây dựng chương trình APA, và đang bắt đầu thụ lý những hồ sơ APA đầu tiên. Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy APA để khuyến khích thương mại và đầu tư.
Ông Dương cho biết, kinh nghiệm thành công học được từ chương trình APA của một số đối tác thương mại lớn, bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, và Hàn Quốc sẽ rất hữu ích cho chương trình APA của Việt Nam.

-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
Động lực tăng trưởng và câu hỏi doanh nghiệp sao khó lớn -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam -
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ -
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển