Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Lào Cai xin Trung ương hỗ trợ 651 tỷ đồng xây sân bay Sa Pa
Anh Minh - 02/09/2020 11:37
 
Phần vốn mà UBND tỉnh Lào Cai muốn Chính phủ hỗ trợ chiếm hơn 60% phần vốn góp của Nhà nước tại Dự án PPP xây dựng cảng hàng không Lào Cai.
Sân bay Sapa sẽ được đặt tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên. Đồ họa: Tiến Thành - Vnexpress.
Sân bay Sapa sẽ được đặt tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên. Đồ họa: Tiến Thành - Vnexpress

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí 651 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2015 cho Dự án PPP xây dựng cảng hàng không Sa Pa mà địa phương này đóng vai trò là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Đặng Xuân Phong – Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh là khoản hỗ trợ này nằm ngoài định mức kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 mà ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương.

Được biết, khoản kinh phí 651 tỷ đồng mà UBND tỉnh Lào Cai xin hỗ trợ dự kiến được dùng để xây dựng đường trục kết nối vào cảng; khu quản lý điều hành bay; san tạo một phần khu bay…

UBND tỉnh Lào Cai sẽ huy động 543 tỷ đồng còn lại trong tổng số 1.195 tỷ đồng mà Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền góp vào Dự án để đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính, chủ yếu là để phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Vào tháng 5/2020, UBND tỉnh Lào Cao đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên.

Cụ thể, cảng hàng không Sa Pa được xây dựng trên diện tích 371 ha là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, công suất 1,5 triệu hành khách/năm với 1 đường cất hạ cánh, hệ thống đường giao thông kết nối với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai quy mô 2 làn xe.

Tổng mức đầu tư Dự án là 4.194 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách địa phương tham gia là 1.195 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù GPMB, đường trục vào cảng, tháp không lưu; vốn chủ sở hữu nhà đầu tư kết hợp với vốn vay thương mại là 2.999 tỷ đồng sẽ đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh và nhà ga hàng không.

UBND tỉnh Lào Cai dự kiến thời gian thực hiện Dự án là 50 năm, trong đó thời gian xây dựng là 4 năm, thời gian thu phí hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư là 46 năm.

Trước đó, vào tháng 11/2019, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2108/QĐ – BGTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn đến năm 2030. Sân bay Sa Pa có vị trí, chức năng trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc là cảng hàng không nội địa; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Sân bay có công suất 3.000.000 hành khách/năm; loại máy bay code C hoặc tương đương.

Sân bay Sa Pa có 1 đường cất hạ cánh (CHC) kích thước 2.400m x 45m, hướng 32-14. Lề vật liệu mỗi bên rộng 7,5m. Xây dựng dải hãm phanh hai đầu kích thước 100m x 60m. Sân quay đầu 32 đảm bảo khai thác. Có dự trữ đất phía Nam của đường CHC để có thể kéo dài đường CHC lên 3.050m giai đoạn sau năm 2030. Theo quy hoạch, sân bay Sa Pa có 1 nhà ga hành khách 2 cao trình, đáp ứng công suất khai thác đáp ứng đến 3 triệu hành khách/năm. Có dự trữ đất phía Nam của nhà ga để có thể xây dựng thêm 1 nhà ga hành khách giai đoạn sau năm 2030.

Quyết liệt giải ngân 23.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% năm 2020, trong đó quyết liệt thúc đẩy thực hiện giải...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư