
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024)
-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng Tổ công tác |
Theo quyết định của Thủ tướng, Tổ công tác này có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng triển khai các công việc phục vụ thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Tổ sẽ kết thúc khi hình thành được bộ máy của ủy ban trên.
Trước đó, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã thống nhất chủ trương thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại điện chủ sở hữu đối với các DNNN. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lấy ý kiến về việc thành lập một cơ quan chuyên trách có tên gọi Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Dự kiến có 30 “ông lớn” nhà nước nằm dưới sự quản lý của ủy ban này, bao gồm 9 tập đoàn (trừ Tập đoàn Viettel) và 21 tổng công ty nhà nước.
Cụ thể, những cái tên đáng chú ý dự kiến được đưa vào là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Rượu- Bia - Nước giải khát Sài Gòn,...
Điều đó có nghĩa, vai trò của các bộ trong hoạt động kinh doanh của các DN nhà nước kể trên sẽ chấm dứt. Khi được thành lập, Ủy ban này sẽ quản lý khối tài sản lên đến xấp xỉ 130 tỷ USD của các DN nhà nước.
“Siêu ủy ban” này được thiết kế là cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập. Lãnh đạo Ủy ban gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Một trong những vai trò của “siêu ủy ban” này là giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có trên 50% sở hữu nhà nước đạt 5,4 triệu tỷ đồng.
Mới đây, ông Nguyễn Hoàng Anh đã được cho thôi chức Bí thư tỉnh Cao Bằng để về làm Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước.

-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu -
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng