-
Lùi thời hạn tắt sóng 2G Only đến ngày 16/10/2024 -
Hành trình "ăn gió, nằm sương, băng rừng nối sóng" của nhân viên VNPT -
Kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng 2G -
Cảnh giác với lừa đảo trên mạng, kêu gọi từ thiện, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt -
Cơ bản khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc tại Hải Phòng, Quảng Ninh -
Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng đối diện với mối đe dọa an ninh mạng
Đại diện các hệ thống bán lẻ cho rằng, tình trạng tăng giá và thiếu hàng laptop chỉ có thể ổn định lại sớm nhất vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. |
Thiếu nguồn cung trầm trọng
Bước vào năm học 2021 - 2022, nhà trường yêu cầu học trực tuyến, nên chị Nguyễn Thị Hồng (tổ 18, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) phải tìm mua laptop cho con học. Mục tiêu của chị là tìm laptop có màn hình rộng, cấu hình đáp ứng nhu cầu cơ bản, giá bán dưới 10 triệu đồng. Tuy nhiên, liên hệ với các siêu thị điện máy lớn như Thế giới Di động, FPT Shop, MediaMart…, chị được nhân viên cho biết, phân khúc đó đang “cháy hàng” và có rất ít sự lựa chọn.
Đại diện hệ thống bán lẻ CellphoneS, ông Nguyễn Lạc Huy chia sẻ: “Đó là tình trạng chung của các đơn vị phân phối từ đầu năm đến nay. Laptop ở tất cả phân khúc đều thiếu, nhưng thiếu nhất là phân khúc sử dụng cho văn phòng, có giá 13 - 16 triệu đồng. Các hãng đều rất ít hàng, máy về nhỏ giọt, thậm chí, một số dòng sản phẩm còn không đủ hàng để bán”.
Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc ngành hàng viễn thông - di động của hệ thống FPT Shop cũng cho hay, nửa đầu năm 2021, mặt hàng laptop có tốc độ tang trưởng tới 50%. “Doanh số laptop vẫn có khả năng tăng trưởng thêm 10 - 20% trong quý III, vì đây là thời gian tựu trường, học sinh, sinh viên có nhu cầu mua hoặc nâng cấp máy tính để chuẩn bị cho hành trình học tập sắp tới”, ông Kha nhận định.
Tương tự, tại hệ thống GearVN, ngành hàng laptop ghi nhận mức tăng trưởng hơn 160% so với cùng kỳ năm 2020. Theo ông Thái Lê Tú, đại diện GearVN, những mẫu laptop bán chạy tập trung ở phân khúc dưới 30 triệu đồng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, một số mẫu laptop của các hãng Asus, Dell, HP có tình trạng khan hàng. Bên cạnh nhu cầu cao từ khách hàng, thì nguồn cung cũng gặp khó khăn. Sự thiếu hụt về nguồn cung linh kiện, vật liệu chế tạo đã tác động lớn đến quá trình sản xuất laptop. Covid-19 bùng phát khiến quá trình vận chuyển, nhập hàng càng khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung.
Giá bán tăng theo
Thời điểm hiện tại, giá các dòng sản phẩm laptop của các hãng Dell, Asus, Acer, HP, Lenovo... đều bị đẩy lên khoảng 1 - 2 triệu đồng/chiếc so với tháng trước.
Theo các nhà phân phối, từ ngày 1/6/2021, các nhà cung cấp đều đồng loạt tăng giá bán. Hãng Dell tăng thêm 10 - 100 USD/sản phẩm; HP cũng điều chỉnh giá mới cho các model Pavilion sử dụng chip Intel Core-i thế hệ thứ 11 tăng 5 - 10%, tùy sản phẩm.
“Hầu hết thương hiệu laptop đều có model tăng giá 2 - 5%, chủ yếu là các dòng dưới 20 triệu đồng”, ông Thái Lê Tú thông tin.
Từ đầu quý II năm nay, CellphoneS đã buộc phải tăng giá bán nhiều mẫu laptop sau nhiều nỗ lực giữ giá. Đến nay, một số dòng sản phẩm đã trải qua 4 - 5 lần tăng giá liên tiếp, mỗi lần tăng 3 - 8%.
Đại diện các hệ thống bán lẻ cho rằng, tình trạng tăng giá và thiếu hàng laptop chỉ có thể ổn định lại sớm nhất vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
“Để có thể giải quyết tình trạng khan hàng, phụ thuộc chủ yếu vào việc kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia châu Âu, châu Mỹ. Ngoài ra, các công xưởng của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ cũng phải ổn định lại hoạt động sản xuất, để các nhà máy có thể hoạt động với công suất tối đa”, ông Nguyễn Lạc Huy bình luận.
Gartner cho rằng, số lượng laptop và tablet sẽ tăng tương ứng 8,8% và 11,7% vào năm 2021. Tuy nhiên, số lượng PC có thể sẽ giảm từ 522 triệu chiếc vào năm 2020 xuống còn 470 triệu chiếc vào năm 2022.
-
Samsung cắt giảm đến 30% nhân sự để ứng phó thị trường suy giảm -
Lùi thời hạn tắt sóng 2G Only đến ngày 16/10/2024 -
Ra mắt siêu AI OpenAI o1 với khả năng lập luận vượt trội -
Hành trình "ăn gió, nằm sương, băng rừng nối sóng" của nhân viên VNPT -
Kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng 2G -
Amazon đầu tư 10 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu ở Anh -
Cảnh giác với lừa đảo trên mạng, kêu gọi từ thiện, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3