Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 01 năm 2025,
Lấy ý kiến xây tuyến cáp ngầm cấp điện cho Côn Đảo
Hoàng Nam - 03/06/2022 10:37
 
Các bộ, ngành, địa phương liên quan đã được hỏi ý kiến về đầu tư dự án cấp điện cho Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) bằng cáp ngầm từ lưới điện quốc gia.

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có tờ trình nêu về tình trạng nguồn cung cấp điện tại Côn Đảo rất hạn chế, chỉ đáp ứng được nhu cầu điện sinh hoạt, một phần điện cho nhu cầu dịch vụ, du lịch. Điện dùng cho sản xuất công nghiệp gần như không đáp ứng được, khiến cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ trên đảo gặp hạn chế.

Trong khi đó, dự báo nhu cầu phụ tải cho huyện Côn Đảo giai đoạn 2022 - 2035 cho thấy: giai đoạn năm 2025 là khoảng 28,7 MW, giai đoạn 2030 là khoảng 87,6 MW và giai đoạn 2035 là 94 MW.

EVN cho rằng, với nhu cầu phụ tải dự báo trên, việc đầu tư đường dây cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo là rất cần thiết, để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, lâu dài cho nhu cầu phụ tải phát triển, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, lực lượng bộ đội và cảnh sát biển trên đảo, phát triển tiềm năng du lịch và các ngành nghề sửa chữa tàu thuyền, cư ngụ, hậu cần nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

Việc kéo điện tới Côn Đảo cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp - nông lâm nghiệp - dịch vụ du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia.

Để cấp điện ra Côn Đảo, EVN cho hay nguồn điện cấp dự kiến lấy từ Nhà máy điện diesel An Hội và Nhà máy điện diesel An Hội (mở rộng) với 9 tổ máy, có tổng công suất lắp đặt là 11.820 kW; công suất khả dụng khoảng 9.600 kW.

EVN dự kiến sẽ xây dựng một số phương án với tuyến cáp ngầm biển đi từ Sóc Trăng đến Côn Đảo trên cơ sở sẽ xây dựng mới (dự kiến) đường dây 110 kV, 1 mạch, chiều dài khoảng 102,5 km, cũng như xây dựng hệ thống cáp ngầm dưới đất 110 kV với chiều dài 6,1km.

Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư cho dự án này là 4.950,1 tỉ đồng. Mức giá mua điện được tính toán theo giá bán buôn trung bình giữa EVN và Tổng công ty Điện lực miền Nam là 1.593,2 đồng/kWh.

Do cấp điện từ hệ thống lưới điện quốc gia, giá bán điện sẽ thống nhất với hệ thống điện toàn quốc, nên giá bán được tính toán theo giá bình quân gia quyền cho các loại phụ tải, với mức 2.429,6 đồng/kWh.

EVN tính toán, dự án khả thi về mặt kinh tế, tài chính khi tăng cường và cung cấp nguồn điện ổn định từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, nâng cao cung cấp điện sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất, kích thích đầu tư hạ tầng, du lịch, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, tạo nền tảng để Côn Đảo trở thành "khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao".

Với tổng mức đầu tư cho dự án này là 4.950,1 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn hỗ trợ cho ngân sách trung ương là 2.526,2 tỷ đồng, còn lại số vốn là 2.424 tỷ đồng, EVN cho biết đã thực hiện cân đối, bố trí đủ vốn cho dự án, nằm trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Lỗ vẫn lo kéo điện về nông thôn
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), khi thực hiện đầu tư Dự án Năng lượng nông thôn Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ lỗ 50...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư