-
Quảng Ninh: Thêm doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ về dự án xử lý chất thải rắn -
Sửa đổi quy định về tái chế đồ uống đóng chai -
Doanh nghiệp tích cực đầu tư trong hành trình giảm phát thải carbon -
Hoàn thiện kịch bản nguồn nước cho các lưu vực sông quan trọng -
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm giảm ô nhiễm không khí -
Phân cấp thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Sông băng tại Gletsch, Thụy Sĩ. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN) |
Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia và tổ chức tăng cường nỗ lực bảo vệ 275.000 sông băng trên toàn cầu, vốn đang bị tan chảy nhanh chóng do sự nóng lên của Trái Đất.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) cùng Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã phát động "Năm quốc tế bảo tồn sông băng", nhấn mạnh rằng các sông băng này chiếm diện tích khoảng 700.000 km2 và lưu trữ khoảng 70% lượng nước ngọt của hành tinh, cung cấp nước cho hơn 2 tỷ người trên toàn cầu.
Phó giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho con người.
Tuy nhiên, sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng đang là hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu và gia tăng khí thải nhà kính. Hoạt động của con người đã góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu, đẩy nhanh quá trình tan chảy này. Vào năm 2023, các sông băng trên thế giới đã mất đi khối lượng lớn nhất trong vòng 5 thập kỷ qua.
Một trong những cảnh báo đáng lo ngại là 50 di sản thế giới được UNESCO công nhận đang chứa các sông băng. Nếu tình trạng này tiếp diễn, đến năm 2050, khoảng 1/3 trong số đó có thể biến mất hoàn toàn. Mặc dù các nỗ lực kìm hãm nhiệt độ tăng có thể cứu vãn tình hình tại một số nơi, nhưng điều này sẽ đòi hỏi phải duy trì nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp.
Các chuyên gia cảnh báo rằng việc khôi phục các sông băng sẽ mất nhiều thập kỷ, đòi hỏi những thay đổi chính sách khẩn cấp, các kỹ thuật đo lường tốt hơn và thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai. Ngoài ra, các cơ quan Liên hợp quốc cũng đang kêu gọi cắt giảm ngay lập tức và bền vững lượng khí thải nhà kính để chống lại tình trạng băng tan đang diễn ra nhanh chóng, cũng như các tác động rộng hơn đến môi trường.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ - quốc gia phát thải lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc - khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Động thái này được cho là có nguy cơ làm suy yếu nỗ lực hợp tác toàn cầu trong việc giảm khí thải, khiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu càng gian nan.
-
Liên hợp quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ các sông băng trên toàn cầu -
Xây dựng nhà máy vắc-xin “xanh” hướng đến mục tiêu Net Zero -
Doanh nghiệp tích cực đầu tư trong hành trình giảm phát thải carbon -
Hoàn thiện kịch bản nguồn nước cho các lưu vực sông quan trọng -
Thách thức bảo vệ môi trường trong phát triển các cụm công nghiệp làng nghề -
Cảnh báo rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cây trồng -
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm giảm ô nhiễm không khí
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa