
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) vừa thông qua phương án phát hành riêng lẻ tối đa 150 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 10%/năm. Trái chủ sẽ được trả lãi mỗi 3 tháng/lần. Thời gian phát hành dự kiến trong một đợt vào tháng 9/2020.
Trái phiếu thuộc loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Các tài sản đảm bảo cho đợt phát hành này gồm một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị của nhà máy Đại Từ thuộc sở hữu công ty và tổng cộng 17,13 triệu cổ phiếu của ba người trong HĐQT.
Trong đó, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT sẽ sử dụng 10,2 triệu cổ phiếu TNG trong 12,58 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu của ông để thế chấp cho khoản vay của TNG. Cùng đó, 4,1 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó chủ tịch HĐQT và 2,83 triệu cổ phiếu sở hữu bởi ông Nguyễn Mạnh Linh, thành viên HĐQT cũng được sử dụng để làm tài sản đảm bảo. Ước tính theo mức giá đóng cửa ngày 21/9, khối tài sản chứng khoán trên xấp xỉ 230 tỷ đồng.
Số vốn huy động được sẽ tăng quy mô vốn hoạt động và đầu tư Dự án cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. TNG dự kiến đầu tư và di dời hai nhà máy may Việt Đức và Việt Thái lên cụm Công nghiệp này. Đây là dự án có quy mô 70,53 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án được triển khai từ quý III/2020 đến quý II/2021 với diện tích 17,99 ha. Giai đoạn II thực hiện các hạng mục còn lại từ quý III/2021 đến quý I/2025.
![]() |
Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1. |
Đến cuối quý II, chi phí xây dựng dở dang tại nhà máy Phú Lương là 186 tỷ đồng, tăng thêm hơn 140 tỷ đồng trong nửa năm qua. Tuy nhiên, khi thời điểm quý III đang gần kề, hiện vẫn chưa có thông tin khởi công dự án này.
Cũng trong nửa đầu năm này, tổng nợ vay của TNG đã tăng 45% lên 2.842 tỷ đồng. Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu và cũng là động lực tăng chính khi tăng thêm 600 tỷ đồng lên 1.658 tỷ đồng. Nợ vay hiện đang chiếm 73% nguồn vốn doanh nghiệp này.
Hoạt động trong lĩnh vực may mặc, kết quả kinh doanh của TNG cũng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt ở mảng xuất khẩu. Tồn kho và công nợ do khách hàng mua chịu đều tăng mạnh. Bên cạnh tài sản cố định là nhà xưởng, thiết bị, đây là hai nhóm tài sản của giá trị lớn. Tổng giá trị hai khoản mục này tăng lên 2.056 tỷ đồng, từ mức 1.224 tỷ đồng hồi đầu năm.
Theo cập nhất mới nhất của TNG, tổng doanh thu 8 tháng đầu năm đạt 3.058 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu nội địa lại tăng tới 42%, dù mới chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ (gần 200 tỷ đồng).

-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt -
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn