-
Vietnam Airlines tổ chức xúc tiến du lịch Việt Nam - châu Âu tại TP. Munich -
PC1 thực hiện tổng thầu nhà máy điện gió tại Philippines -
Tân Ý và VDBC hợp tác phát triển thương mại robot cạo mủ cao su -
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác -
[Emagazine] Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ -
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí
Thép xây dựng nằm trong danh sách hàng hóa, dịch vụ kê khai giá trên phạm vi cả nước |
Có nội dung trái Luật?
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính, VCCI đề nghị loại bỏ một số quy định liên quan đến chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu. Lý do, dự thảo quy định thêm nội dung trái với quy định của Luật Giá.
Cụ thể, Phụ lục 6 của Dự thảo về Mẫu văn bản kê khai giá đã yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai thêm cả nội dung về chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu. Dự thảo quy định: “Ghi rõ các chính sách và mức khuyến mại, giảm giá hoặc chiết khấu đối với các đối tượng khách hàng, các điều kiện vận chuyển, giao hàng, bán hàng kèm theo mức giá kê khai (nếu có).”
Tuy nhiên, VCCI cho rằng, việc Phụ lục yêu cầu thêm nội dung này trái với Điều 28.3 của Luật giá.
Điều 28.3 của Luật giá quy định: “Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai”.
Cùng với đó, theo phân tích của VCCI, không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng chuẩn bị chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu.
“Nhiều trường hợp, doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho khách hàng ngay trong quá trình đàm phán từng giao dịch với từng khách hàng. Điều này không nhất thiết cần được lập thành chính sách bán hàng chung, mà sẽ được quyết định từng thời điểm, từng trường hợp. Nếu yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai sau mỗi giao dịch như vậy sẽ là không cần thiết và không khả thi”, VCCI làm rõ trong văn bản gửi Bộ Tài chính.
Hơn thế, VCCI lo ngại quy định này có thể sẽ khiến doanh nghiệp ngại khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho khách hàng, và có thể dẫn đến không đạt được thoả thuận bán hàng, kết quả là làm tăng chi phí và thời gian giao dịch, làm chậm tốc độ lưu thông hàng hoá, dịch vụ, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Bó quyền tăng giá của doanh nghiệp?
Cũng hướng dẫn Điều 28.3 của Luật Giá, về quy định doanh nghiệp phải kê khai nguyên nhân điều chỉnh giá, Phụ lục 06 yêu cầu doanh nghiệp phải “Phân tích nguyên nhân, nêu rõ biến động của các yếu tố hình thành giá tác động làm tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá giữa lần kê khai giá hiện hành so với kỳ liền kề trước”.
“Như vậy, quy định này đã giới hạn lại các nguyên nhân được phép thay đổi giá, tức là chỉ có sự biến động yếu tố hình thành giá mới được coi là nguyên nhân hợp pháp, các nguyên nhân khác không được chấp nhận. Quy định này không chỉ không phù hợp với Luật Giá, vì đã giới hạn các trường hợp được điều chỉnh giá, mà còn trái quy luật kinh tế thị trường”, VCCI gửi ý kiến phản biện tới Ban soạn thảo và cho rằng, theo Luật Giá, doanh nghiệp có thể kê khai bất kỳ nguyên nhân nào.
“Đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi Phụ lục 06 theo hướng doanh nghiệp phải kê khai nguyên nhân thay đổi giá nhưng có thể nêu bất kỳ nguyên nhân nào, không nhất thiết phải là sự thay đổi của yếu tố hình thành giá”, VCCI đề xuất cụ thể.
VCCI phân tích, theo quy luật cung cầu, giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào cung và cầu trên thị trường. Yếu tố hình thành giá (giá thành) có thể là một trong những nguyên nhân để thay đổi cung, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất và càng không thể thay đổi cầu.
Ví dụ, giá cả có thể sẽ tăng khi có sự thay đổi về số lượng cung hàng hóa, thị hiếu, khả năng chi trả của người mua. Nhưng trong các trường hợp này, yếu tố hình thành giá của doanh nghiệp không thay đổi. Dẫn chiếu theo quy định trong Dự thảo, doanh nghiệp không được tăng giá bán.
“Việc không cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá vì các lý do khác biến động yếu tố hình thành giá sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Khi doanh nghiệp không được tăng giá, họ sẽ không có động lực đầu tư mở rộng sản xuất, tăng sản lượng. Các doanh nghiệp khác cũng không có động lực nhảy vào thị trường này để bù đắp sự thiếu hụt cung hoặc sự gia tăng của cầu. Kết quả là thị trường mất nhiều thời gian hơn để quay trở lại điểm cân bằng khi cung cầu gặp nhau. Điều này gây thiệt hại cho nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng”, VCCI khuyến nghị.
Đề nghị thủ tục tiếp nhận hồ sơ tự động để tránh xin-cho
Liên quan đến thủ tục kê khai giá, VCCI đồng tình với Dự thảo khi quy định theo hướng doanh nghiệp có quyền tự điều chỉnh giá, sau đó phải nộp hồ sơ kê khai giá cho cơ quan nhà nước trong vòng 5 ngày.
“Đây là bước tiến lớn trong việc trao thêm quyền tự do quyết định giá cho doanh nghiệp”, VCCI ghi nhận.
Tuy nhiên, VCCI bày tỏ sự lo ngại khi Điều 15.3.b vẫn quy định theo hướng cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, giải trình hồ sơ.
Theo Dự thảo, hồ sơ chỉ gồm duy nhất một tài liệu là Văn bản kê khai giá theo mẫu do doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm, không cần nộp kèm bất kỳ tài liệu gì.
“Do đó, không rõ các trường hợp cơ quan nhà nước yêu cầu bổ sung và giải trình hồ sơ ở đây là những trường hợp nào? Nếu việc yêu cầu bổ sung, giải trình hồ sơ này bao gồm cả việc trả lời các câu hỏi về nội dung kê khai thì thủ tục này sẽ không còn mang bản chất là thủ tục thông báo nữa. Quy định này sẽ dẫn đến tình trạng một số nơi, một vài trường hợp bị biến tướng thành cơ chế xin - cho như trước đây”, VCCI làm rõ lý do.
Vì vậy, trong văn bản góp ý, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng cơ quan nhà nước chỉ tiếp nhận hồ sơ một cách thuần tuý và tự động, không được phép yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hay giải trình gì thêm.
Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thiếu thông tin thì cơ quan nhà nước có quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra sau đó và xử phạt doanh nghiệp với lý do bán hàng không đúng nội dung đã kê khai.
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức, cá nhân định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
c) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
d) Xi măng, thép xây dựng;
đ) Than;
e) Thuốc thú y để tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Đường ăn bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
h) Muối ăn;
i) Dịch vụ tại cảng biển khác ngoài hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
k) Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm;
l) Thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi, trang thiết bị y tế;
m) Etanol nhiên liệu không biến tính;
n) Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG).
0) Dịch vụ viễn thông;
-
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác -
[Emagazine] Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ -
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư -
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần -
Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024