-
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ
Ảnh minh họa |
Cải thiện năng lực tài chính
Ngày 5/4 tới đây, COMA 18 (mã CIG - HoSE) sẽ tổ chức kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc COMA 18 sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch phát hành tăng vốn điều lệ gấp đôi, lên hơn 630 tỷ đồng, dự kiến thực hiện ngay trong năm nay hoặc quý I/2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Ông Lê Văn Biên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị COMA 18 cho biết, việc tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Công ty đủ mạnh để thực hiện các dự án lớn. “Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cùng lĩnh vực đều có quy mô vốn khá lớn, nên Công ty phải tăng vốn để đảm bảo cho sự cạnh tranh, phát triển”, ông Biên nói.
Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2021 của COMA 18 cho thấy, tại ngày 31/12/2021, vốn chủ sở hữu của COMA 18 là 171,3 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến vốn chủ sở hữu của Công ty thấp hơn vốn điều lệ là bởi COMA 18 đang “gánh” khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 288 tỷ đồng.
Năm 2022, COMA 18 đặt mục tiêu rất tham vọng với doanh thu cả năm đạt 400 tỷ đồng, lợi nhuận 200 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt gấp 13 lần và 12 lần so với kết quả thực hiện năm 2021. Nếu thực hiện được mục tiêu này, COMA 18 sẽ xóa được phần lớn khoản lỗ lũy kế nói trên, qua đó cải thiện bức tranh tài chính hiện nay.
Tính tới cuối năm 2021, tổng nợ của COMA 18 là gần 536,2 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với đầu năm. Như vậy, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2021 là 3,13 lần. Nợ lớn, vốn mỏng dẫn tới tình trạng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty âm 7,2 tỷ đồng trong năm qua. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, trong năm 2021, COMA 18 vay thêm 23 tỷ đồng, nhưng phải trả nợ gốc vay hơn 17,3 tỷ đồng.
Như vậy, nếu thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn lên gấp đôi, cũng như hoàn thành kế hoạch lãi 200 tỷ đồng trong năm nay, thì bức tranh tài chính của COMA 18 sẽ được cải thiện đáng kể, đưa hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của mình về mức an toàn hơn.
“Đặt cược” vào Dự án Khu công nghiệp Kim Thành
Cơ sở để COMA 18 đưa ra con số doanh thu đột biến trong năm 2022 dựa vào việc triển khai Dự án Khu công nghiệp Kim Thành (Hải Dương). Dự án có quy mô 164,98 ha, với tổng số vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Khu công nghiệp Kim Thành nằm ở vị trí nổi bật trên mặt đường Quốc lộ 5A và cách cảng Hải Phòng khoảng 30 km, cách Quốc lộ 5B 2 km, dự án có đường trục Bắc - Nam của tỉnh Hải Dương chạy ngang qua, nối Quốc lộ 18 và Quốc lộ 5B.
“Để đón đầu làn sóng đầu tư trong nước và nước ngoài khi một số hiệp định thương mại có hiệu lực, Công ty sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện các bước tiếp theo của Dự án Khu công nghiệp Kim Thành”, ông Bùi Quang Đông, Tổng giám đốc COMA 18 cho hay.
Theo đó, COMA 18 sẽ hoàn thiện các thủ tục trong quý II, đền bù giải phóng mặt bằng trong quý III và khởi công xây dựng hạ tầng trong quý IV/2022.
Theo lãnh đạo COMA 18, việc đầu tư Dự án Khu công nghiệp Kim Thành là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Dự án này sẽ tạo nhiều việc làm, doanh thu cho Công ty, góp phần lớn vào công cuộc tái cấu trúc, giải quyết được các tồn tại về công nợ trong quá khứ, đưa Công ty vào giai đoạn phát triển ổn định.
Để giải quyết bài toán về năng lực tài chính, COMA 18 đang xem xét phương án chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty cổ phần Đầu tư khu công nghiệp Kinh Đô để tập trung triển khai Dự án Khu công nghiệp Kim Thành. Được biết, COMA 18 đang nắm giữ 60% vốn điều lệ của Công ty Đầu tư khu công nghiệp Kinh Đô, tương đương 12 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty này.
Bên cạnh đó, COMA 18 cũng cho biết, Công ty sẽ đầu tư Dự án Khu công nghiệp Kim Thành theo hình thức phân kỳ chia làm 2 giai đoạn, tức là đầu tư hết giai đoạn nào sẽ kinh doanh ngay giai đoạn đó, lấy vốn tái đầu tư xây dựng giai đoạn tiếp theo. “Đầu tư theo cách này cho phép nhà đầu tư không cần phải ứng quá nhiều vốn từ đầu và có thể tận dụng được nguồn vốn thu được từ tiền cho thuê lại đất trong quá trình khai thác khu công nghiệp để đầu tư”, lãnh đạo COMA 18 cho hay.
Bên cạnh việc tập trung vào Dự án Khu công nghiệp Kim Thành, COMA 18 cũng đang chuẩn bị kế hoạch triển khai Dự án Thủy điện Hùng Lợi 1, 2, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các chủ đầu tư có quỹ đất lớn, pháp lý rõ ràng để phát triển các dự án bất động sản khu đô thị, nghỉ dưỡng.
-
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Đầu tư và Thương mại TNG ước tính lãi 315 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả