Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Loại người nhăm nhe ôm ngân hàng rót vốn sân sau
Thùy Liên - 15/12/2014 08:31
 
Để tái cơ cấu ngân hàng đạt hiệu quả cao, phải thải loại những lãnh đạo ngân hàng không có chuyên môn, kinh nghiệm, chỉ nhăm nhăm “ôm” ngân hàng để rót vốn cho công ty sân sau.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tân Chủ tịch OceanBank lên tiếng sau khi ông Hà Văn Thắm bị bắt
Sở hữu chéo vẫn “làm méo” ngân hàng
Đại gia Việt có "tuồn" cổ phiếu sang sân sau để né thuế?
Thanh tra ngàn cuộc, vốn "đen" vẫn nhảy nhót
Ép lên sàn để “bóc” sở hữu chéo

Tái cơ cấu phải bắt đầu từ lãnh đạo chủ chốt

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng khi một năm nữa sắp kết thúc, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đặt ngược lại câu hỏi: “Vẫn nhân sự đó, vẫn phương thức làm việc đó, làm sao tái cấu trúc thành công được?”.

tái cơ cấu ngân hàng, rót vốn sân sau
Muốn tái cấu trúc ngân hàng, đầu tiên phải cải tổ 
ban lãnh đạo của ngân hàng

Theo chuyên gia này, muốn tái cấu trúc ngân hàng, điều đầu tiên là phải có sự cải tổ về ban lãnh đạo của ngân hàng đó, cả về cổ đông lẫn ban điều hành. Cụ thể, phải thải loại những lãnh đạo ngân hàng không có chuyên môn, kinh nghiệm, chỉ nhăm nhe “ôm” ngân hàng để rót vốn cho công ty sân sau.

“Để những lãnh đạo không có năng lực điều hành ngân hàng giống như giao xe cho những người không có bằng lái. Trong hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay, người không có bằng lái nhiều lắm. Nếu không loại những người đó ra khỏi hệ thống ngân hàng, chúng ta sẽ không thể lập lại trật tự cho toàn hệ thống, những tài xế không có bằng lái này không chỉ làm loạn cả hệ thống, mà còn gây nguy hiểm cho những ngân hàng khác”, ông Thành nói.

Theo nhiều chuyên gia, suốt một thời gian dài, hệ thống ngân hàng Viêt Nam bùng nổ quá nhanh, nhiều ông chủ tư nhân sau một đêm ôm cục tiền lớn mua cổ phần ngân hàng đã trở thành Chủ tịch HĐQT, mặc sức đưa anh em, họ hàng vào những vị trí quản lý trọng yếu, mặc sức rót vốn cho các công ty sân sau. Chính vì vậy, tái cơ cấu ngân hàng trước hết phải ưu tiên tái cơ cấu các cổ đông chính, sau đó là “thay máu” Ban Điều hành.

Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu từng chia sẻ kết luận của mình sau một thời gian làm việc cho các ngân hàng Việt Nam, đó là việc quản trị theo lối gia đình trị rất lớn. Lối quản trị này đã đẻ ra rất nhiều lãnh đạo ngân hàng có mối quan hệ gia đình, song lại không có năng lực. Chưa kể, tư duy quản trị ngân hàng như “công ty gia đình”, phục vụ lợi ích sân sau của các cổ đông đã đẩy nhiều ngân hàng vào thế rủi ro.   

Mời ra khỏi hệ thống ngân hàng: Không dễ

Việc một số “tay lái ẩu” đang cầm cương các ngân hàng từ lâu đã khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đau đầu. Trong văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận, một số tổ chức tín dụng hoạt động thiếu công khai, minh bạch hoặc bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông lớn, đặc biệt là trong việc cho vay, đầu tư tài chính phục vụ các công ty con của cổ đông lớn, hoặc đáp ứng cho lợi ích riêng của cổ đông lớn và người có liên quan…

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, với những ông chủ tư nhân không có chuyên môn, năng lực quản lý trong ngành ngân hàng, cách tốt nhất là yêu cầu và cho họ thời gian thoái vốn hẳn vốn ra khỏi lĩnh vực ngân hàng. Một khi đã “sạch” về cơ cấu sở hữu, có những cổ đông lành mạnh thật sự, ngân hàng mới có thể nói đến chuyện tái cơ cấu.

Trên thực tế, đã có những ông chủ ngân hàng yếu kém đã phải bán hết cổ phần, âm thầm rời khỏi hệ thống ngân hàng, ví dụ như trường hợp Tân Tạo. Tuy nhiên, đa phần các ông chủ yếu kém hiện nay vẫn nắm các vị trí chủ chốt tại các ngân hàng, dù các ông chủ này là những người từng góp phần đẩy ngân hàng đó tới chỗ mua bán, sáp nhập, hoặc tự tái cơ cấu.

Niềm hy vọng để “dọn dẹp” cổ đông ngân hàng là mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có nhiều quy định chặt chẽ hơn về người có liên quan, góp vốn, mua cổ phần, an toàn tín dụng…

Theo Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Thông tư 36 sẽ giúp NHNN có cơ sở để siết lại sở hữu của các cổ đông lớn, ngăn chặn sự thao túng, chi phối của cổ đông lớn, cho vay quá mức đối với cổ đông lớn và người có liên quan.

Dĩ nhiên, việc “mời” các tay lái ẩu ra khỏi hệ thống ngân hàng là rất khó khăn. Nhưng nếu NHNN đảm bảo được các ông chủ này giảm tỷ lệ sở hữu về mức cho phép, không rót tiền cho các công ty sân sau, không cho nắm giữ vị trí quản trị điều hành, thì hậu quả mà họ gây ra sẽ phần nào được kiểm soát.

Ông Hà Văn Thắm: Từ tay trắng đến đại gia tài chính Ông Hà Văn Thắm: Từ tay trắng đến đại gia tài chính

Lập nghiệp từ năm 21 tuổi, bước vào lĩnh vực ngân hàng chỉ với vài nghìn đôla vay mượn của bạn bè, đến nay, ông Hà Văn Thắm đã là Chủ tịch HĐQT Ocean Group - một tập đoàn đa ngành sở hữu hàng loạt tài sản lớn từ tài chính đến BĐS..  

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương của ông Hà Văn Thắm Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương của ông Hà Văn Thắm

() Chiều nay, 24/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao của Ngân hàng TMCP Đại Dương, theo đó miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương của ông Hà Văn Thắm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư