
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
![]() |
Lợi nhuận Bình Sơn trong 9 tháng đầu năm đã vượt giai đoạn trước đại dịch. |
Lợi nhuận quý III hụt hơi vẫn gấp 3 lần cùng kỳ, lợi nhuận vẫn vượt xa trước đại dịch
CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn vừa công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp này thu về 17.679 tỷ đồng doanh thu, tăng 94% so với cùng kỳ và 471 tỷ đồng lãi ròng, vẫn gấp 3 lần cùng kỳ.
Tuy vậy, với mức lãi ròng hai quý liền trước lần lượt là 1.848 tỷ đồng (quý I) và 1.758 tỷ đồng (quý II), lợi nhuận 9 tháng đầu năm hiện xấp xỉ 4.000 tỷ đồng. Con số trên tích cực hơn nhiều khoản lỗ ròng 4.063 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm 2020 và cũng đã vượt xa mức lãi 2.873 tỷ đồng đạt được cả năm 2019.
![]() |
Lợi nhuận sau thuế của Lọc hóa dầu Bình Sơn trong hai năm gần đây. |
Nhiều khoản chi phí đã tăng mạnh trong kỳ, nhất là các chi phí dịch vụ mua ngoài tăng từ 870 tỷ đồng lên 1.499 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đây cũng là yếu tố kéo biên lợi nhuận gộp 9 tháng chỉ ở mức 6,85% và riêng quý III còn 3,64%. Tuy nhiên, so với mức lỗ gộp 3.588 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020, kết quả kinh doanh kỳ này đã sáng hơn nhiều.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Phó tổng giám đốc công ty, tăng trưởng lợi nhuận đạt được nhờ diễn biến giá dầu thô, khoảng chênh lệch tốt hơn giữa giá dầu thô và giá sản phẩm, đồng thời, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đều tăng.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2020 giá dầu thô (giá dated Brent) giảm mạnh từ mức 63,5 USD/thùng bình quân tháng 01/2020 xuống còn 18,5 USD/thùng bình quân tháng 4/2020 (giảm 45 USD/thùng) sau đó tuy có tăng dần lên nhưng cũng chỉ đạt mức 40,8 USD/thùng bình quân tháng 9/2020. Còn trong 9 tháng đầu năm 2021 giá dầu thô liên tục tăng mạnh từ 49,9 USD/thùng bình quân tháng 12/2020 lên 74,6 USD/thùng bình quân tháng 9/2021. Điều này đã tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh đó, phía công ty cũng cho biết khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính (xăng dầu) tốt hơn nhiều so với mức thấp của cùng kỳ năm trước. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ lần lượt là 1.452 ngàn tấn và 1.113 ngàn tấn, trong khi, sản lượng 9 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 875 ngàn tấn sản xuất và 926 ngàn tấn tiêu thụ.
Tồn kho cao kỷ lục, tài sản gần 2,77 tỷ USD
Sản lượng sản xuất tăng mạnh hơn nhiều sản lượng tiêu thụ cũng là nguyên nhân khiến tồn kho của Bình Sơn tăng vọt ở thời điểm cuối quý III/2021. Tồn kho tại ngày 30/9 đạt 17.522 tỷ đồng, chiếm 28% tổng tài sản của công ty. Đây cũng là mức tồn kho cao kỷ lục theo số liệu ghi nhận từ năm 2013 đến nay.
Con số này tăng gấp đôi so với thời điểm đầu và tăng thêm gần 6.300 tỷ đồng chỉ trong quý III vừa qua. Trong đó, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là tồn kho thành phẩm (hơn 6.800 tỷ đồng) và nguyên vật liệu (4.180 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm đầu năm).
Đầu tháng 8, doanh nghiệp sản xuất này cũng từng cho biết về rủi ro không còn sức tồn chứa bởi tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm mạnh khi áp dụng lệnh giãn xách xã hội theo Chỉ thị 16, đặc biệt ở khu vực phía Nam.
Tuy vậy, công ty vẫn duy trì được sản xuất. Ngay khi thị trường có tín hiệu khởi sắc hơn và Chính phủ chủ trương thay đổi phương thức phòng chống dịch, nới lỏng giãn cách, thúc đẩy sản xuất kinh doanh an toàn, công ty tăng công suất của Nhà máy từ công suất tối thiểu lên 85% vào ngày 22-9 và vận hành ở 100% công suất ở tháng 10/2021.
Đến cuối quý III, quy mô tài sản của Bình Sơn đã tăng thêm 6.657 tỷ đồng, lên 62.552 tỷ đồng (tương đương 2,77 tỷ USD). Ngoài lượng tồn kho lớn, công ty còn đang có 15.400 tỷ đồng tài sản ở dạng tiềnvà tiền gửi ngân hàng.
Nguồn vốn vay tăng gần 11% so với thời điểm đầu năm lên 27.495 tỷ đồng, Trong đó, nợ vay ngân hàng giảm còn 12.000 tỷ đồng, nhờ công ty tất toán được một phần khoản vay với Ngân hàng Phát triển Việt Ban (VDB). Do vốn vay tăng chậm hơn mức tăng tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay tại ngày 30/9 giảm nhẹ còn 44%.

-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh