-
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động -
Tracodi thay Tổng giám đốc -
Tổng giám đốc Vàng bạc đá quý Phú Nhuận muốn bán 500.000 cổ phiếu PNJ -
Vốn ngoại trở lại cổ phiếu Hòa Phát -
BaF Việt Nam sắp phát hành 65 triệu cổ phiếu
Theo ước tính mới đây của Hội đồng Vàng thế giới, hiện còn ít nhất vài trăm tấn vàng được người dân Việt Nam tích trữ. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là vốn ngân sách ngày càng eo hẹp, nguồn lực vàng trong dân là rất quý.
Không phải đến thời điểm này, việc huy động vàng, tranh thủ khai thác nguồn lực vàng trong dân để phục vụ cho phát triển kinh tế mới được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, việc triển khai huy động vàng trong dân là không đơn giản, bởi cần xác định ai sẽ là người cầm trịch hoạt động này. Tất nhiên, không thể là các ngân hàng thương mại, bởi hậu quả của việc ngân hàng thương mại sử dụng sai mục đích vốn vàng huy động trong dân là nguyên nhân chính khiến một số ngân hàng thương mại thua lỗ hàng trăm tỷ đồng, thậm chí là tác nhân chính có thể gây đổ vỡ thanh khoản.
Cần có những giải pháp sử dụng hiệu quả số vàng tồn đọng trong dân tham gia phát triển kinh tế. |
Vấn đề đặt ra hiện nay là, trong trường hợp doanh nghiệp huy động vàng của dân thì có rủi ro hay không?
Bình luận về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, khi doanh nghiệp vay vàng để phục vụ sản xuất ra chính sản phẩm bằng vàng bán ra thị trường, giả sử giá vàng có tăng hay giảm thì các sản phẩm vàng khi bán ra vẫn được tính theo thời điểm giá vàng quy đổi. Do đó, vẫn đảm bảo giá trị cho chính vàng vay mượn của dân. Đó là chưa kể doanh nghiệp kinh doanh vàng có thể tự cân đối nguồn để chi trả cho người dân. Mặt khác, doanh nghiệp vay vàng của dân để sản xuất kinh doanh, không cho vay lại, nên lượng vàng đó tồn tại dưới dạng vàng trang sức đưa vào thị trường. Doanh nghiệp thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trang sức và lợi nhuận đó đủ để mua vàng đối ứng chi trả khi người dân có nhu cầu tất toán hợp đồng vay vàng. Những lo ngại mất khả năng chi trả của doanh nghiệp là thiếu căn cứ.
Ở khía cạnh khác, bài toán kinh doanh hiệu quả là doanh nghiệp sẽ không bán vàng để gửi tiết kiệm hưởng chênh lệch giữa lãi suất vay vàng và lãi suất tiết kiệm vì giá vàng thường biến động và doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng thanh khoản.
Xét ở góc độ vĩ mô, việc vay vàng của dân cũng làm giảm nhu cầu nhập khẩu vàng trong nước, tránh tình trạng đô- la hóa. Bên cạnh đó, có thể thấy một trong những lý do chính khiến doanh nghiệp phải huy động vàng trong thời điểm này có thể do nhu cầu vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức. Thời gian qua, với giải pháp mạnh của Chính phủ, sản phẩm vàng miếng không còn hấp dẫn đối với người dân, nhưng nhu cầu vàng trang sức vẫn rất lớn. Tuy nhiên, 4 năm trở lại đây, không có doanh nghiệp kinh doanh vàng nào được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức.
Vì vậy, gần đây, đã có doanh nghiệp thực hiện vay vốn bằng vàng. Có ý kiến cho rằng, việc doanh nghiệp vay vốn bằng vàng trả lãi người dân có thể tạo tâm lý đầu cơ tích trữ trong dân, ảnh hưởng đến lộ trình giảm vàng hoá trong nền kinh tế. Nhưng thực tế, lượng vàng mà doanh nghiệp vay khá khiêm tốn, chỉ vừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất vàng trang sức của chính doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng cũng phải cân đối đầu vào - đầu ra để đảm bảo hoạt động kinh doanh lợi nhuận, chứ không vay vàng một cách tùy tiện. Doanh nghiệp cũng không có mạng lưới hoạt động rộng khắp như ngân hàng thương mại, nên không thể tận dụng ưu thế về hệ thống để dễ dàng vay mượn vàng trong dân với số lượng quá lớn.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho thấy, tổng số vàng mà các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội vay của dân trong năm 2015 chỉ khoảng 20.000 lượng (tương đương 750 kg). Nếu so với lượng vàng khoảng 35 tấn mà các ngân hàng thương mại huy động ở thời kỳ đỉnh cao, thì con số trên là quá ít.
Hiện người dân đang được hưởng lợi từ hoạt động huy động vàng của doanh nghiệp, bởi không kể lãi suất được trả, người dân còn có thể yên tâm hơn về chất lượng vàng trang sức mà mình mua. Lý do là thời gian qua, doanh nghiệp không có vàng nguyên liệu để sản xuất, nên bắt buộc phải mua vàng trôi nổi trên thị trường, trong khi không ai có thể đảm bảo chất lượng nguồn hàng này. Vào thời điểm vàng thế giới rẻ hơn trong nước thì các doanh nghiệp cũng không tận dụng được cơ hội vì không được phép nhập khẩu. Song, không được nhập khẩu thì doanh nghiệp sẽ phải mua hàng trôi nổi với giá cao hơn so với giá vàng thế giới và họ sẽ phải tính chênh lệch trên vào giá thành, nên cuối cùng, người tiêu dùng sẽ bị thiệt.
Tất nhiên, sẽ phải đánh giá một cách cụ thể hơn qua nhiều chiều, nhưng theo một số chuyên gia, cần thiết phải có những giải pháp sử dụng hiệu quả số vàng “tồn đọng” trong dân tham gia phát triển kinh tế, thay vì để nằm chết trong kho ngân hàng dưới dạng giữ hộ, hay trong két của người dân… Chính vì vậy, việc doanh nghiệp vay vốn bằng vàng trong dân có thể là một lựa chọn.
-
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động -
Tracodi thay Tổng giám đốc -
Phiên 10/10: Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiền -
Dòng vốn ngoại đang quay lại với chứng khoán Việt -
Biến đổi chủ tại công ty chứng khoán nhỏ, "miếng bánh" thị phần có được chia lại? -
Tổng giám đốc Vàng bạc đá quý Phú Nhuận muốn bán 500.000 cổ phiếu PNJ -
Vốn ngoại trở lại cổ phiếu Hòa Phát
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024