-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
CTCP Cao su Sao Vàng ghi nhận lợi nhuận quý II cao kỷ lục nhờ chuyển nhượng quyền thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng và tài sản gắn liền với đất thuộc khu công nghiệp Châu Sơn |
EPS 6 tháng đạt 4.178 đồng
Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (mã SRC-sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II với lợi nhuận tăng đột biến - xác lập kỷ lục trong lịch sử hoạt động.
Riêng trong quý II, doanh thu bán hàng của Cao su Sao Vàng đạt 335 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận cải thiện giúp lợi nhuận gộp tăng tới 16%, đạt gần 47 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận cao đột biến quý này là bởi Cao su Sao Vàng có thêm khoản thu nhập khác 304 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí khác 144 tỷ đồng, phần chênh lệch từ hoạt động đột biến trên đóng góp 160 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế đạt 114 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với con số hơn 6 tỷ đồng cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) quý II vọt lên 24,6%, trong khi chỉ đạt vài phần trăm trong các quý trước.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng của Cao su Sao Vàng đạt 517 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên,công ty thu về 117,2 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 11,5 lần so với cùng kỳ. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) vọt lên 4.178 đồng trong nửa đầu năm. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 đề ra, công ty đặt mục tiêu thu về 2.000 tỷ đồng doanh thu và 100 tỷ đồng lợi nhuận. Mục tiêu lợi nhuận đã cán đích nhưng vẫn còn chặng dài cho nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của SRC |
Dù phía Cao su Sao Vàng chưa đưa ra giải trình về kết quả kinh doanh, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, công ty đã nhận về khoản “tiền tươi" hơn 300 tỷ đồng từ thanh lý, chuyển nhượng bán tài sản cố định, tài sản dài hạn khác. Đồng thời, trong nhóm tài sản dài hạn, Cao su Sao Vàng không còn ghi nhận dự án nhà máy tại Hà Nam.
Trước đó, công ty đã ký hợp đồng với VPID Hà Nam về việc thuê lại quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng với thời hạn thuê là 40 năm để thực hiện dự án Dự án di dời và sản xuất lốp Radial tại Hà Nam. Tuy nhiên, tháng 10/2020, công ty quyết định dừng triển khai do dự án không còn phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của công ty.
Vào tháng 10/2023, công ty thực hiện ký kết hợp đồng nguyên tắc với hai đơn vị gồm Công ty cổ phần Casablanca Việt Nam và Công ty cổ phần Casla về việc chuyển nhượng quyền thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng và tài sản gắn liền với đất thuộc khu công nghiệp Châu Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Giá trị chuyển nhượng theo hợp đồng nguyên tắc lần lượt là 157,3 tỷ đồng và 146,6 tỷ đồng.
Như vậy, giao dịch trên đã được hoàn tất sau gần 4 năm kể từ thời điểm quyết định dừng dự án. Thương vụ mang về khoản lợi nhuận đột biến trong quý II vừa qua.
Vơi bớt gánh nặng nợ
Cũng sau thương vụ trên, Cao su Sao Vàng dành nguồn tiền để chi trả nợ vay. Cơ cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đến cuối quý II nhờ đó giảm còn 57%, từ mức 67% thời điểm đầu năm 2024. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính giảm một nửa, còn gần 165 tỷ đồng.
Tổng tài sản của công ty tại ngày 30/6 đạt 1.157 tỷ đồng. Trong đó, gần 1/3 tài sản đang nằm tại khoản đầu tư vào liên doanh CTCP Sao Vàng Hoành Sơn mà công ty đang góp 50% vốn (375 tỷ đồng). Đây là doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp tại Hà Tĩnh. Cập nhật đến cuối năm 2023, công ty vẫn đang trong quá trình lập dự án đầu tư trình UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ngoài ra, tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty với giá trị hơn 200 tỷ đồng tại cuối quý II.
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng thành lập năm 1958 và là một trong những thương hiệu lâu đời, đồng thời, cũng từng là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo của Hà Nội. Với lịch sử hoạt động hơn 65 năm, giá trị nhà xưởng, máy móc và tài sản cố định khác của Cao su Sao Vàng xấp xỉ 681 tỷ đồng nhưng đã được khấu hao khoảng 95%.
So với 2 doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực săm lốp có vốn điều lệ đều trên nghìn tỷ, Cao su Sao Vàng có quy mô vốn điều lệ thấp nhất (280 tỷ đồng). Ở thời điểm hiện tại, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - cổ đông Nhà nước chỉ còn sở hữu 36%. CTCP Tập đoàn Hoành Sơn là cổ đông lớn nhất, sở hữu chi phối cổ phần (50,22%).
-
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Hé lộ cá nhân mua lượng lớn cổ phiếu Vinasun -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024