-
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa
Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp sản xuất máy xúc tại một nhà máy ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Kết quả trên báo hiệu rằng các biện pháp kích thích của Bắc Kinh vẫn chưa có tác dụng ngăn chặn đáng kể sự sụt giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Trước đó, lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái sau mức giảm 27,1% vào tháng 9 - mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3/2020, theo thông tin từ công ty phần mềm và dữ liệu tài chính Wind Information có trụ sở tại thành phố Thượng Hải.
Lợi nhuận công nghiệp là một chỉ số quan trọng về tình hình tài chính của các nhà máy, các đơn vị phát triển tiện ích và khai khoáng tại Trung Quốc. Thu nhập công nghiệp cho thấy bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tăng lên như thế nào sau các biện pháp kích thích kinh tế của chính quyền Trung Quốc.
Bất chấp một loạt các biện pháp kích thích được Bắc Kinh đưa ra kể từ cuối tháng 9, dữ liệu kinh tế gần đây từ Trung Quốc chỉ ra rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tiếp tục vật lộn với tình trạng giảm phát dai dẳng, do nhu cầu tiêu dùng yếu và thị trường bất động sản suy thoái kéo dài.
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng vào tháng 11, trong khi dữ liệu xuất nhập khẩu của nước này không đạt kỳ vọng. Dữ liệu bán lẻ gần đây nhất của Trung Quốc cũng gây thất vọng, không đạt dự báo.
Tuy nhiên, một số thành phần của nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu phục hồi, với hoạt động sản xuất chế tạo được mở rộng trong hai tháng liên tiếp và đạt mức cao nhất trong 5 tháng vào tháng 11.
Đầu tháng này, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đã khẳng định tại một hội nghị thiết lập chương trình nghị sự kinh tế quan trọng rằng sẽ tăng cường các nỗ lực nới lỏng tiền tệ, bao gồm cả việc hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Ngân hàng Thế giới hôm 27/12 đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2024 và 2025, một động thái được cho là ghi nhận những điều chỉnh chính sách gần đây của Bắc Kinh. Hiện tại, Ngân hàng Thế giới kỳ vọng GDP của Trung Quốc sẽ tăng 4,9% vào năm 2024, cao hơn mức dự báo trước đó là 4,8%. Còn năm 2025, GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 4,5%, cao hơn dự báo trước đó là 4,1%.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc, cùng với niềm tin của hộ gia đình và doanh nghiệp giảm sút, sẽ vẫn là rào cản đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Hàn Quốc: BoK khẳng định tiếp tục hạ lãi suất cơ bản trong năm 2025 -
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2025 -
Reuters: Trung Quốc dự tính phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 411 tỷ USD -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
Ông Daniel Chapo chính thức đắc cử Tổng thống Mozambique -
Albania cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion