-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Bán vốn cho “người ngoài” không dễ
Là một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cuối tháng 8 vừa qua đã đầu tư vào TPBank khoản vốn có giá trị 403,1 tỷ đồng (tương đương 18,3 triệu USD) thông qua hình thức mua cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cho phép IFC trở thành cổ đông sở hữu 4,999% cổ phần của TPBank.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch TPBank cho biết: “Sự tham gia của IFC với vai trò là một cổ đông mới, đánh dấu chiến lược hợp tác dài hạn giữa hai bên. Khả năng tài chính dồi dào, cùng uy tín và mạng lưới quan hệ rộng khắp của IFC sẽ giúp TPBank tăng cường hơn nữa nguồn vốn, năng lực quản trị và phát triển cơ hội hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và quốc tế”.
Được biết, khoản đầu tư của IFC sẽ hỗ trợ kế hoạch dài hạn của TPBank, nhằm trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam, mở rộng phạm vi bán lẻ và phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hiện đang chiếm khoảng 85% danh mục của TPBank.
Trong cuộc trao đổi với Đầu tư Chứng khoán mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, thông tin này là tín hiệu tích cực khi có các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư vào Việt Nam, chứng tỏ thị trường Việt Nam vẫn nằm trong tầm ngắm của các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu ảm đạm, thị trường Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt là lý do để các nhà đầu tư ngoại xem xét đầu tư. Tuy nhiên, chưa có nhiều dữ liệu chứng tỏ rằng, việc đầu tư vào các ngân hàng Việt sẽ trở thành xu hướng.
“Bản thân các nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng Việt thời gian qua vẫn là thụ động. Những khoản đầu tư này là nằm trong chiến lược đa dạng hóa rủi ro của họ trong tương quan hoạt động đầu tư toàn cầu”, ông Thành nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam, ông Phạm Hồng Hải nêu quan điểm, có một thực tế là các ngân hàng nước ngoài rất ngại ngần khi mua cổ phần của các ngân hàng không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các nước khác, trừ trường hợp mua để nắm quyền chủ sở hữu. Hiện tại, đa phần các ngân hàng ngoại muốn thoái vốn ra hơn là mua vào, bởi vì, theo như quy định tại Basel III, toàn bộ vốn đầu tư sẽ không tính vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
“Vậy nên, đa phần sự quan tâm mua cổ phần của các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu đến từ các quỹ đầu tư”, ông Hải nói.
IFC vừa trở thành cổ đông sở hữu 4,999% cổ phần của TPBank |
Ngân hàng ngoại vào Việt Nam: vốn điều lệ 15 triệu USD là quá ít
Cuối tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài của Public Bank Perhad (Malaysia) tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/4/2016. Ngân hàng này có tên là Ngân hàng TNHH một thành viên Public Việt Nam (PBVN) với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng và có thời hạn hoạt động 99 năm. Đây là ngân hàng 100% vốn nước ngoài thứ 6 tại Việt Nam, cùng với HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam và Shinhan Việt Nam. PBVN được thực hiện các hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, KBank liên tiếp mở văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP. HCM trong năm 2015. Bà Kattiya Indaravijaya, Chủ tịch KBank khi trao đổi với Đầu tư Chứng khoán đã cho biết, đây là chiến lược mở rộng vùng phủ sóng ra khu vực. Trên thực tế, KBank mong muốn gia nhập thị trường Việt Nam từ vài năm trước, khi Ngân hàng đã có cơ hội mua một ngân hàng Việt Nam, nhưng thương vụ đã không thành công vì không thống nhất được các chi tiết.
“Tiến xa hơn trong hoạt động tại thị trường Việt Nam nằm trong chiến lược AEC+3 mà KBank dự định thực hiện. Khi cơ hội đến, KBank có thể sẽ mua lại một ngân hàng địa phương, mặc dù sẽ phải tiến hành rất nhiều công việc liên quan đến luật pháp quốc tế, cũng như luật pháp Việt Nam và có thể mất nhiều thời gian, hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài… Trong 2 cách trên, bất cứ cách nào đến trước, chúng tôi sẽ nắm lấy cơ hội”, bà Kattiya Indaravijaya nói.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận kế hoạch thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cho Citibank (Mỹ).
Về vấn đề này, tổng giám đốc một ngân hàng có vốn nước ngoài cho biết, đã nhiều lần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước phải tăng điều kiện về tài chính khi các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Số ngân hàng thương mại trong nước giảm rất nhanh, nhưng số các ngân hàng nước ngoài lại quá nhiều, nếu tính cả các chi nhánh thì số lượng các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng khoảng trên 60. Trong khi thị trường Việt Nam chưa đủ lớn, có quá nhiều ngân hàng tham gia sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất lớn cho các ngân hàng thương mại trong nước.
“Thái Lan đã áp dụng chính sách cho bất kỳ các ngân hàng nước ngoài nào muốn vào thị trường này phải có vốn điều lệ ở mức 700 triệu USD, còn mỗi ngân hàng ngoại muốn vào thị trường Việt Nam chỉ mất 15 triệu USD là quá ít”, vị tổng giám đốc trên nói.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện Việt Nam đã có 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có 6 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 53 văn phòng đại diện và 4 ngân hàng liên doanh. Khối ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh đã có 61 chi nhánh/sở giao dịch, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. HCM.
Cũng theo số liệu duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến thời điểm hiện nay, thị phần của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm 6,92% tổng thị phần, trong khi ngân hàng 100% vốn và ngân hàng liên doanh chỉ chiếm tương ứng khoảng 3% và 0,75% tổng thị phần (xét theo tổng tài sản). Tốc độ tăng thị phần: vốn điều lệ/vốn được cấp có xu hướng tăng khá nhanh, từ mức 13% lên đến 19,1% (chưa kể gần 5% vốn góp, mua cổ phần của khối ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam); thị phần tổng tài sản và huy động vốn của khối ngân hàng nước ngoài cũng tăng nhẹ (thị phần tổng tài sản tăng từ 10,4% năm 2009 lên 10,67% năm 2014, thị phần huy động vốn tăng từ 7,9% năm 2009 lên 8,19% năm 2014)…
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử