-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
7 ngân hàng ngoại và 100 chi nhánh, văn phòng đại diện
Thống đốc NHNN vừa chấp thuận về nguyên tắc cho Ngân hàng Woori Bank (Hàn Quốc) thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trước đó, đầu năm nay, NHNN cũng đã cấp giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cho Public Bank Berhad (Malaysia).
Theo thông tin của Báo Đầu tư, trong 7 năm qua, nhiều ngân hàng nước ngoài đã gửi đơn lên NHNN để xin thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại, song không được chấp thuận. Không chỉ với ngân hàng nước ngoài, mà trong nước, từ năm 2008 đến nay, sau TPBank, cũng chưa có thêm ngân hàng nào được cấp phép.
. |
Tuy nhiên, những động thái gần đây của NHNN cho thấy, cơ quan này đã bắt đầu nới hơn đối với các ngân hàng ngoại. Thực tế, dù số lượng ngân hàng 100% vốn ngoại ở Việt Nam không nhiều, song khối ngoại đang âm thầm len lỏi ngày càng sâu vào hệ thống ngân hàng Việt Nam qua liên doanh liên kết, mua cổ phần, lập chi nhánh, văn phòng đại diện…
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, thời gian qua, khi các ngân hàng nội phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu, giảm số lượng từ 33 ngân hàng (năm 2006) xuống còn 28 ngân hàng vào cuối năm 2015, thì các ngân hàng nước ngoài lại tận dụng cơ hội để gia tăng sự hiện diện. Đến thời điểm này, cả nước có 6 ngân hàng 100% vốn ngoại (nếu Woori Bank được cấp phép, con số này sẽ tăng lên 7); số chi nhánh của ngân hàng nước ngoài từ 31 (năm 2006) tăng lên 50, chưa kể 50 văn phòng đại diện và một số ngân hàng liên doanh.
Từ rất lâu, các ngân hàng nước ngoài đã tìm cách đặt chân vào Việt Nam thông qua con đường góp vốn mua cổ phần của ngân hàng trong nước. Chẳng hạn, VietinBank có 2 cổ đông chiến lược nước ngoài là Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ; Vietcombank có cổ đông chiến lược là Ngân hàng Mizuho...
Chiến lược sói gửi chân và sự lung lay của ngân hàng nội
Rõ ràng, rất nhiều ngân hàng ngoại đã thực hiện chiến lược “sói gửi chân” khi lập các văn phòng đại diện, chi nhánh, mua cổ phần tại các ngân hàng Việt Nam, để khi Việt Nam mở cửa thêm nữa theo cam kết hội nhập sẽ nhanh chóng bung ra lấn chiếm thị phần.
Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam cạnh tranh hơn, năng lực quản trị được cải thiện, số liệu minh bạch hơn, sản phẩm đa dạng hơn... Thế nhưng, điều dễ nhận thấy là, cùng với sự gia nhập của khối ngoại, thị phần của khối ngân hàng nội đang bị lung lay.
Hiện tại, thị phần huy động của khối ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng 5%, thị phần tín dụng 15%, song đáng lo là thị phần của khối ngoại đang có dấu hiệu gia tăng.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), nguy cơ phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình sẽ dần dịch chuyển sang giao dịch với các ngân hàng nước ngoài do chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Liên quan vấn đề trên, đại diện Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (NHNN) thừa nhận, việc ngân hàng ngoại gia nhập thị trường khiến hệ thống ngân hàng trong nước đối mặt nhiều nguy cơ, như mất dần lợi thế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ; khó cạnh tranh về dịch vụ ngoại tệ và sản phẩm phái sinh; chảy máu lao động chất lượng cao…
Do đó, đại diện NHNN khuyến cáo, các ngân hàng trong nước phải đẩy nhanh tái cơ cấu, tăng cường năng lực tài chính, cải thiện năng lực quản trị - điều hành, thay đổi cơ cấu thu nhập sang hướng tăng thu dịch vụ. Ngoài ra, các ngân hàng nội cũng cần nghiên cứu mở rộng hoạt động ra nước ngoài, khuyến khích sự tham gia điều hành của các cổ đông chiến lược để nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng.
Được biết, rất nhiều ngân hàng lớn của Việt Nam, như VietinBank, Vietcombank, BIDV... đang lựa chọn hướng đi này. Ngoài việc tìm kiếm đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính hùng mạnh của nước ngoài, các ngân hàng này cũng đang tích cực mở rộng mạng lưới ra các nước trong khu vực và thế giới.
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025