-
Xuất khẩu gần 13 tỷ USD hàng Việt sang Hà Lan -
Tái cơ cấu vùng trồng bưởi tại Hà Nội -
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực
Sau một thời gian ngoắc ngoải, Trung tâm điện máy HomeOne đã chính thức bị khai tử ở cả ba địa chỉ: trụ sở chính (đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TP.HCM), 2 chi nhánh (đường Đồng Nai, Q.10, gian hàng ở trung tâm Vincom A, Q.1).
Có mặt tại trụ sở chính của HomeOne vào sáng ngày 4/9, chúng tôi nhận thấy toàn bộ các cửa ra vào của Trung tâm này đều đã bị niêm phong, có dán tờ quyết định thu hồi lại mặt bằng của Công ty Z755 – Bộ Quốc phòng do nợ tiền thuê mặt bằng kéo dài quá lâu.
Bên trong tòa nhà, đại diện của Z755 và Ngân hàng Quân Đội (đơn vị cho vay) vẫn đang tiếp tục làm việc với đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần dịch vụ bán lẻ Tiên Phong (quản lý HomeOne) để chốt lại các con số tiền nợ.
Một nguồn tin cho biết, trong vòng 1 tháng nữa, nếu Tiên Phong không có các biện pháp để trả nợ, các đơn vị này sẽ ủy quyền cho tòa án giải quyết.
Nhân viên của Z755 và nhân viên bảo vệ đứng kiểm soát lối ra vào duy nhất còn mở ở trụ sở của HomeOne (Ảnh: P.Trinh) |
Trong khi đó, bên ngoài trung tâm HomeOne, tại cánh cửa duy nhất còn mở để làm lối đi ra vào, rất đông nhân viên bảo vệ và nhân viên của Z755 đứng chờ, kiểm tra để tránh trường hợp các nhân viên, lãnh đạo của HomeOne tẩu tán hàng hóa, tài sản ở bên trong.
Trong những ngày vừa qua, rất nhiều nhà cung cấp của HomeOne đã phản án việc họ bị nợ tiền hàng kéo dài.
Chị T, một đại diện nhà cung cấp cho HomeOne ở Q.8, TP.HCM cho biết: Công ty của chị đã làm ăn, cung cấp hàng cho HomeOne vài năm rồi. Trong thời gian đầu khi mới khai trương, HomeOne trả tiền rất đàng hoàng, không có vấn đề gì đáng phàn nàn cả.
Tuy nhiên, khoảng từ tháng 6, 7 năm nay, khi nhìn thấy một chi nhánh của HomeOne ở Q.10 đóng cửa, Công ty của chị T đã có yêu cầu chủ HomeOne trả nợ. Thế nhưng, lúc đó, lãnh đạo HomeOne nói với chị đang phải nâng cấp hệ thống bán hàng online, nên có yêu cầu Công ty của chị T nới rộng thời gian trả tiền, và Công ty của chị đã đồng ý. Hàng lại tiếp tục được cung cấp cho HomeOne như bình thường.
Khi số tiền nợ đã lên đến 200 triệu đồng, thay vì chỉ cho nợ trong vòng 35 ngày, lãnh đạo HomeOne đã xin Công ty của chị cho trả nợ dần dần, mỗi tháng 15 triệu đồng, đến tháng 8,9 sẽ trả xong. Nhưng cho đến nay, đã trải qua 35 ngày, việc liên lạc với các lãnh đạo của HomeOne là hoàn toàn bế tắc. Trụ sở của HomeOne ở Gò Vấp đã bị niêm phong, còn Công ty chị T đòi mang hàng ra thì không thể.
Toàn bộ khuôn viên ở trụ sở chính của HomeOne đã bị đóng cửa, niêm phong sáng 4/9 (ảnh: P.Trinh) |
Trưa ngày 4/9, nhiều nhân viên bảo vệ tại địa chỉ này cho biết, vài hôm trước, cũng có nhiều nhà cung cấp đến tìm gặp HomeOne để đòi nợ, từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, nhưng cho đến nay, khi mặt bằng đã bị chủ cho thuê niêm phong thì họ cũng đành chịu, ngồi chờ thông tin vậy.
Theo phản ánh của anh Hồ Đại Thiêng (Q.12, TP.HCM), anh là nhân viên điều phối bảo hành của HomeOne từ vài năm nay với mức lương 5.000.000 đồng/tháng. Thế nhưng, khoảng từ tháng 4/2013, lương mà HomeOne trả cho người lao động bắt đầu chậm lại dần.
Hiện anh Thiêng cũng như toàn bộ nhiều người lao động đã từng làm việc tại HomeOne chỉ nhận được một phần lương của tháng 4, còn từ tháng 5 cho đến nay là chưa nhận được bất cứ đồng lương nào.
Việc này đã làm cho nhiều người lao động làm ở HomeOne bức xúc, vì họ đang rất cần tiền để chi tiêu cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Đến ngày 14/7, anh Thiêng và một số nhân viên khác bất ngờ nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mà không biết lí do.
Khi nhân viên đến gặp lãnh đạo HomeOne để làm rõ sự việc, thì Giám đốc tài chính của HomeOne Đinh Bá Dự khẳng định: Công ty đang không có tiền để trả cho người lao động. Chính điều này đã làm cho nhân viên của HomeOne hoang mang, vì những người quản lý ở đây đã không đưa ra bất cứ một lộ trình nào để trả lương cho người lao động.
Xung quanh vấn đề này, một thành viên lãnh đạo của HomeOne xác nhận việc nợ lương người lao động là có thật. Tuy nhiên, Công ty vẫn đang cố gắng thu xếp tài chính để có thể trả nợ dần dần các khoản nợ với nhà cung cấp, nhân viên…trong khả năng tốt nhất, chứ không chối bỏ trách nhiệm.
Khi chúng tôi đề cập đến thời điểm cụ thể thì vị lãnh đạo này từ chối trả lời. Còn người lãnh đạo cao nhất của HomeOne cho đến nay đều từ chối mọi câu trả lời của báo giới.
Thông tin từ Hội bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, trong trường hợp này, người lao động hay chủ nợ hoàn toàn có thể đưa những sự việc nói trên ra để tòa án giải quyết cho mình. Còn đối với người tiêu dùng, nếu mua sản phẩm tại HomeOne mà gặp trục trặc thì có thể liên hệ với Hội bảo vệ người tiêu dùng để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Phương Trinh
Theo VTC News
-
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam