-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
CEO Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: CNBC. |
"Mục tiêu cuối cùng của tôi là tạo ra một chiếc máy có thể suy nghĩ điều khiển. Nó sẽ phục vụ cho các nội dung thực tế ảo và thực tế tăng cường", Zuckerberg nói trong cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Joe DeRisi và Tiến sĩ Steve Quake tại Chan Zuckerberg Biohub - một trung tâm nghiên cứu sáng lập bởi Zuckerberg và vợ Priscilla Chan.
Chủ đề được đề cập tập trung vào tương lai của công nghệ và xã hội. Trong suốt cuộc trò chuyện, cả ba liên tục nhắc đến những thách thức và lợi thế của việc sử dụng thiết bị và công nghệ cấy ghép để đọc tế bào thần kinh của con người.
Người đứng đầu Facebook cho biết, ông đã mua lại CTRL-Labs vào tháng trước với giá gần 1 tỷ USD - một trong những giao dịch lớn nhất mà mạng xã hội từng thực hiện - để hiện thực hóa tham vọng có một sản phẩm có thể đọc não bộ con người. CTRL-Labs đã thực hiện một số nghiên cứu trước khi bị thâu tóm, trong đó đang phát triển thiết bị đeo cổ tay cho phép mọi người có thể điều khiển máy móc khác dựa trên tín hiệu từ tủy sống của họ.
Thiết bị có thể đọc tín hiệu não từ tủy sống của CTRL-Labs. Ảnh: CNBC. |
"Mọi người cuối cùng có thể sử dụng các thiết bị như dây đeo cổ tay của CTRL-Labs để điều khiển mọi thứ bằng suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, việc kiểm soát tế bào thần kinh vận động vẫn có những giới hạn vật lý và nó có thể cần một thiết bị cấy ghép để khắc phục nhược điểm đó", Zuckerberg nếu quan điểm. "Tôi có đủ năng lực thần kinh để điều khiển một bàn tay phụ khác, đó chỉ là vấn đề đào tạo. Nhưng nếu muốn biến những thứ đang diễn ra trong não thành hoạt động vận động, bạn cần một thứ gì đó được cấy ghép".
Đáp lại, Tiến sĩ Quake lo ngại con người có thể đối mặt với những rủi ro về sức khỏe liên quan đến công nghệ cấy ghép. Trong khi đó, DeRisi đồng ý với ý kiến của Zuckerberg. Ông cũng chỉ ra rằng việc cấy ghép có thể giải mã lời nói bên trong theo thời gian thực, từ đó có thể giúp những người bị hạn chế về khả năng thể chất hoặc lời nói có thể diễn đạt được thứ mình đang nghĩ.
Thực tế, Facebook đã nghiên cứu công nghệ điện toán não từ năm 2016. Nó là một phần trong dự án nghiên cứu phần cứng Building 8 mà Zuckerberg rất tâm huyết. Mạng xã hội này từng hợp tác với Đại học California, San Francisco và đã công bố các kết quả ban đầu về điện toán não bộ hồi tháng 7. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận phải nhiều năm nữa công nghệ này mới có thể thương mại hóa.
-
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air -
Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up