
-
VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, hơn 1,7 tỷ cổ phiếu trao tay
-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần
-
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán
-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics
-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng
Công ty cổ phần Masan Meatlife (UPCoM: MML) vừa công bố Báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần giảm 21% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 3.726 tỷ đồng; lợi nhuận gộp giảm 57%, chỉ còn 335,5 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo Masan Meatlife lý giải doanh thu nêu trên giảm chủ yếu do doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi sụt giảm.
Lợi nhuận gộp giảm chủ yếu do doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi sụt giảm và lợi nhuận gộp ngành thịt cũng giảm do giá thịt heo giảm trong quý cuối năm 2021.
Song, doanh thu hoạt động tài chính quý này lại tăng 1.383 tỷ đồng (tăng 4.020%) so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do việc ghi nhận lãi từ việc ngừng hợp nhất các công ty con nhờ giao dịch hoán đổi cổ phần Công ty cổ phần MNS Feed bằng trái phiếu đã phát hành.
Lãi ròng quý cuối năm 2021 của công ty đạt hơn 882,7 tỷ đồng, tăng gần 344% so với cùng kỳ năm 2020 (tương ứng tăng gần 199 tỷ đồng).
![]() |
Kết quả kinh doanh của Masan Meatlife năm 2021 so với năm 2020. (Đvt: tỷ đồng). |
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Masan Meatlife giảm gần 34%, chỉ còn 11.871 tỷ đồng.
Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 30%, xuống còn 4.341 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới ba tháng giảm mạnh (từ mức hơn 1.520 tỷ đồng xuống còn 68 tỷ đồng), hàng tồn kho giảm 74% (chỉ còn gần 580 tỷ đồng).
Trong khi đó, doanh nghiệp này ghi nhận phát sinh khoản chứng khoán kinh doanh hơn 256 tỷ đồng; phải thu về cho vay hơn 2.660 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp đến cuối kỳ giảm 36%, từ mức hơn 11.745 tỷ đồng hồi đầu năm xuống 7.529 tỷ đồng chủ yếu do tài sản cố định giảm mạnh.
Nợ phải trả của Masan Meatlife đến cuối kỳ giảm hơn 3.370 tỷ đồng, chỉ còn khoảng 6.110 tỷ đồng.
Trong khi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm gần 66% thì nợ dài hạn lại tăng 69%, chủ yếu do tăng khoản vay và trái phiếu dài hạn lên 3.242 tỷ đồng.
![]() |
Doanh thu tài chính trong năm 2021 và năm 2020 của Masan Meatlife. (Đvt: Việt Nam đồng). |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ xấp xỉ 132 tỷ đồng (giảm hon 271 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm).
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm 2021 của doanh nghiệp này dương 167 tỷ đồng, trong khi năm 2020 dương 633 tỷ đồng.
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 4.811 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này đã trả nợ gốc vay hơn 14.100 tỷ đồng, đồng thời vay và phát hành trái phiếu hơn 20.520 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2021, Masan Meatlife có 8 công ty con (2 công ty con sở hữu trực tiếp) và 1 công ty liên kết sở hữu trực tiếp. Đầu năm 2021, công ty này có 20 công ty con và 3 liên kết sở hữu trực tiếp.
Tổng số lượng nhân viên của Masan Meatlife đến cuối kỳ giảm hơn 2.000 người, chỉ còn 2.293 nhân viên.

-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần -
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán -
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics -
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu -
Áp lực bán giải chấp vẫn có thể còn tiếp diễn
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025