
-
Vietinbank, BIDV lùi thời gian họp cổ đông thường niên 2025
-
Giá vàng SJC tăng thêm 1 triệu đồng lên gần 102 triệu đồng/lượng
-
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước
-
Doanh nghiệp lo ngân hàng “mua rẻ, bán đắt” USD
-
Tín dụng sẽ tăng dần trong các quý tới -
ĐHĐCĐ NCB: Tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 19.000 tỷ đồng năm 2025
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng MB tăng vốn điều lệ lần 1 năm 2021. MB được phép tăng vốn tối đa thêm gần 9.795 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 theo tỷ lệ 35%.
Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là một phần trong kế hoạch tăng vốn của ngân hàng được ĐHĐCĐ thường niên vừa qua thống nhất. Sau khi hoàn tất chia, vốn điều lệ của MB dự kiến tăng từ 27.987 tỷ đồng hiện nay lên mức 37.782 tỷ đồng.
![]() |
Cũng theo kế hoạch, MB sẽ chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu. Đối tượng phát hành riêng lẻ cần thoả mãn tiêu chí là nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ có khả năng và sẵn sàng hợp tác nhằm tạo hệ sinh thái số.
Một số nhà đầu tư được MB lựa chọn như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel, dự kiến chào bán tối đa 43 triệu cổ phiếu; Công ty TNHH Nhà nước MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel chào bán tối đa 27 triệu cổ phiếu và các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khác.
Mức giá chào bán sẽ được thoả thuận và không thấp hơn giá trị sổ sách tại báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất.
Cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo thoả thuận và quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có kế hoạch phát hành 19,24 triệu cổ phần bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho các cán bộ chủ chốt và nhân viên tài năng của MB.
Với số vốn tăng thêm dự kiến là 10.688 tỷ đồng, MB sẽ trích 4.783 tỷ để bổ sung vốn đầu tư tăng năng lực và 5.905 tỷ để bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác.
Năm 2021, MB đặt mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng hợp nhất ở mức 13.200 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước; tổng tài sản và tăng trưởng tín dụng tăng khoảng 11%; huy động vốn tăng tuỳ theo nhu cầu sử dụng vốn; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở dưới 1,5%.
Trong quý đầu năm nay, MB đã ghi nhận lợi nhuận hợp nhất gần 4.580 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước; trong đó lợi nhuận của ngân hàng riêng lẻ cũng cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt 4.100 tỷ đồng. Đây là quý cho kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước tới nay ở nhà băng này.
Các chỉ số về hiệu quả hoạt động đều tốt hơn so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận trên tổng tài sản ROA đạt 2,71% (cùng kỳ đạt 1,59%); lợi nhuận trên vốn (ROE) đạt 27,24% trong khi cùng kỳ chỉ 16,09%.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ tại thời điểm cuối quý 1 khoảng 1,14%, thấp hơn nhiều so với mức 1,46% cùng kỳ. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu gần 150%.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 3/6, giá cổ phiếu MB đạt mức 41.100 tỷ đồng, tăng hơn 35% trong 1 tháng qua.

-
Lợi nhuận ngân hàng quý đầu năm dự báo phân hóa mạnh -
Doanh nghiệp lo ngân hàng “mua rẻ, bán đắt” USD -
Tín dụng sẽ tăng dần trong các quý tới -
ĐHĐCĐ NCB: Tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 19.000 tỷ đồng năm 2025 -
Thêm tuần xô đổ kỷ lục, vàng tiến gần mốc 101 triệu đồng/lượng -
Ngân hàng khởi động mùa đại hội cổ đông; Hòn than bất động sản lại nóng -
Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp của TPBank được The Asian Banker đánh giá cao
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới