
-
Tân Tạo bất ngờ báo lỗ kỷ lục 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022
-
Bảo Việt cán mốc tài sản 8 tỷ USD, doanh thu hợp nhất năm 2022 tăng 8,1%
-
Hụt lĩnh vực địa ốc, CIC Group ghi nhận lợi nhuận giảm 55,2% trong quý IV/2022
-
Sau 20 quý có lãi liên tiếp, SAM Holdings lỗ 38,28 tỷ đồng trong quý IV/2022
-
Doanh thu chuỗi nhà thuốc Long Châu đạt 9.596 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần 2021 -
Tập đoàn Mê Kông (VC3) có hơn 1.580 tỷ đồng khách hàng trả trước, lãnh đạo “góp” hơn 40%
![]() |
2020 Minh Phú tự tin sẽ đạt và vượt kế hoạch kinh doanh bởi đến giờ này các hợp đồng ký đủ rồi, chỉ lo ngại dịch covid bung phát lại sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hoá. |
Ngày 27/6, Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đã tổ chức Đại hội đông cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 nhằm thông qua các kết quả kinh doanh thực hiện trong năm 2019 và kế hoạch đầu tư kinh doanh cho năm 2020.
Tại đại hội, HĐQT trình và được cổ đông thông qua kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu 56.700 tấn, tương đương giá trị xuất khẩu 638 triệu USD, giảm 1% so với năm 2019.
Về đầu tư, Công ty có kế hoạch mở rộng vùng nuôi tại Kiên Giang, Lộc An để thả nuôi khoảng trên dưới 1.000 ao và kết hợp xây dựng khu nuôi tôm công nghệ cao thông qua áp dụng các mô hình như thu tỉa ba giai đoạn, mô hình ba sạch, mô hình semi Biofloc, nuôi trong bể nổi,... nhằm có nguồn nguyên liệu ổn định.
Kế hoạch doanh thu năm 2020 giảm 11% còn 15.206 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 994 tỷ đồng, giảm 30% so với kế hoạch 2019 nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến cao gấp đôi, kỳ vọng đạt 915 tỷ đồng. Năm trước, công ty này chỉ thực hiện 35% kế hoạch năm.
Trong quý I/2020, Minh Phú ghi nhận 2.844 tỷ đồng doanh thu thuần và 58 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, trong ba tháng đầu năm, công ty thực hiện được 19% kế hoạch doanh thu và 6% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Trả lời cổ đông về tính khả thi thực hiện được kế hoạch đặt ra khi dịch vẫn cao điểm ở nhiều nước trên thế giới, Chủ tịch Lê Văn Quang cho biết, 5 tháng đầu năm sản xuất gần đạt kế hoạch là 92% nhưng xuất khẩu giảm 25% nên lượng tồn kho tương đối nhiều, hợp đồng ký đến cuối năm thì rất nhiều, khách hàng chưa cho xuất, phải cuối tháng 6 trở đi mới xuất khẩu mạnh, lợi nhuận sẽ hoàn lại, kế hoạch lợi nhuận chắc chắn sẽ đạt 994 tỷ đồng.
“Đến giờ này, năm 2020 Minh Phú tự tin sẽ đạt và vượt kế hoạch kinh doanh, chỉ còn một lo ngại là dịch bùng phát lần 2, người ăn tôm như nhà hàng, khách du kịch không có thì lượng tôm size lớn không bán được, tồn kho cao làm cho kế hoạch xuất khẩu giảm. Nhưng đến giờ này hợp đồng ký đủ rồi, chắc đạt rồi, nhưng nếu dịch bùng phát khách hàng có thể chưa chịu nhận hàng và đợi sang năm thì kế hoạch mới bị ảnh hưởng”. ông Quang cho hay.
![]() |
EVFTA có hiệu lực, Minh Phú sẽ có kế hoạch tập trung sản xuất mặt hàng luộc để đẩy manh sang EU, nâng dần tỷ lệ từ 12% lên 14-15% năm 2020 và mỗi năm nâng dần đến khi thuế bằng 0 sẽ lên 20-25%. |
Cung cấp thông tin về tình hình điều tra của cơ quan hải quan Mỹ đối với Minh Phú, ông Quang cũng cho biết, sự việc xảy ra vào tháng 6/2019, nên Minh Phú phải dồn nhân lực tài lực tập trung trả lời câu hỏi khiếu kiện, đến giờ Minh Phú đã gửi câu trả lời tương đối hoàn thiện. Ban đầu dự kiến ngày 26/4/2020 sẽ đưa ra kết luận nhưng do dịch Covid-19 nên cơ quan hải quan Mỹ dời lại cuối tháng 10.
“Hiện tại, kết quả tương đối tốt, luật sư Mỹ đã sang làm việc rà soát chứng minh Minh Phú không sai, hoàn toàn đúng, khả năng thắng kiện trên 90%. Thực ra do vụ kiện này Minh Phú phải dồn lục lượng làm hồ sơ, quá trình sản xuất, rà soát từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm nên vấn đề sản xuất 2019 bị ảnh hưởng, làm kế hoạch sản xuẩt 2019 giảm sút”, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú nhận định.
Tại ĐHĐCĐ, ông Quang cũng chia sẻ, thời gian tới khi EVFTA có hiệu lực, Minh Phú sẽ có kế hoạch tập trung sản xuất mặt hàng luộc để đẩy mạnh sang thị trường EU, nâng dần tỷ lệ từ 12% lên 14-15% năm 2020 và mỗi năm nâng dần đến khi thuế bằng 0 sẽ lên 20-25%.
Ngoài việc thông qua các kế hoạch kinh doanh và giải đáp thắc mắc từ cổ đông, tại đại hội Minh Phú cũng thông quan phương chia cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Số tiền dự chi gần 300 tỷ đồng sẽ thực hiện trong năm 2020. Việc chia cổ tức không đúng như thống nhất trước đó, bởi cổ đông ngoại Mitsui đã đề nghị thay đổi, vì cho rằng trong thời điểm dịch bệnh thay vì chia cổ tức thì nên dự phòng để kinh doanh. Qua trao đổi nhiều lần giữa các bên đã thống nhất chia ở mức 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng.

-
Bảo Việt cán mốc tài sản 8 tỷ USD, doanh thu hợp nhất năm 2022 tăng 8,1% -
Quý IV/2022, thanh lý và nhượng bán tài sản cố định giúp BAF Việt Nam thoát lỗ -
Không còn hoàn nhập dự phòng, Gỗ Trường Thành lỗ 1,19 tỷ đồng trong quý IV/2022 -
Hụt lĩnh vực địa ốc, CIC Group ghi nhận lợi nhuận giảm 55,2% trong quý IV/2022 -
Đô thị Kinh Bắc (KBC) lỗ kỷ lục 482 tỷ đồng quý IV/2022 -
Gặp khó quý cuối, doanh thu và lợi nhuận cả năm 2022 của PAN vẫn tăng gần 50% -
DIG: Năm 2022, lợi nhuận lao dốc và dòng tiền âm kỷ lục năm thứ tư liên tiếp
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56