-
Hoàn thiện và thực hiện Đề án Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM -
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 -
Doanh nghiệp Nhật Bản đang dịch chuyển đầu tư từ sản xuất chế tạo sang ngành dịch vụ -
Gần cuối năm, Bình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài 10 triệu USD -
Quảng Nam cần hơn 8.300 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025 -
Xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn vốn đầu tư 7.962 tỷ đồng
Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên lựa chọn để thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đại biểu Quốc hội khi đề cập tới công tác quản lý nhà nước về các khu kinh tế - một trong các nội dung được các đại biểu chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV.
Thực tiễn phát triển các khu kinh tế đã được thành lập, như Dung Quất, Vũng Áng, Nghi Sơn, Đình Vũ - Cát Hải… đã chứng minh việc hình thành các khu kinh tế mở ra nhiều cơ hội, tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển thông qua cơ chế ưu đãi đầu tư, hệ thống hạ tầng đồng bộ và có điều kiện để phát triển tập trung công nghiệp quy mô lớn.
Hiện nay, mô hình khu kinh tế vẫn tiếp tục được ưu tiên phát triển tại nhiều địa phương để tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Ví dụ, Tỉnh Quảng Ninh đã có 5 khu kinh tế được thành lập, trong đó có 3 khu kinh tế cửa khẩu và hai khu kinh tế ven biển. Hải Phòng đã thành lập khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và đề xuất thành lập thêm khu kinh tế ven biển thứ hai. Một số địa phương phía nam, như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre cũng đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế.
Hiện nay, phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đa số đều lựa chọn các khu công nghiệp, khu kinh tế là địa điểm đầu tư. Ví dụ Samsung, LG, Lego, Pandora, Formosa…
Phân cấp triệt để cho địa phương
Đã phân cấp thẩm quyền triệt để cho các địa phương quyết định định hướng và huy động nguồn lực phát triển các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo. Các nội dung này đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 35//2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Cụ thể, các địa phương có thẩm quyền chủ trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương án phát triển khu kinh tế trên địa bàn; tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế…
Các địa phương có quyền quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu kinh tế.
Chính quyền địa phương cũng có quyền chỉ đạo thực hiện thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu chức năng trong khu kinh tế trong thời gian chưa thành lập ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư; Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi.
Các địa phương cũng có thẩm quyền ban hành điều kiện và tiêu chí đối với các doanh nghiệp nhà đầu tư được ưu tiên thuê đất, thuê lại đất theo quy định của pháp luật…
Kết quả đạt được là thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng trong dài hạn.
Góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; góp phần tích cực và công tác bảo vệ môi trường và thực hiện định hướng tăng trưởng xanh…
Cần có Luật khu công nghiệp và khu kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị nghiên cứu xây dựng Luật Khu công nghiệp và khu kinh tế, đảm bảo thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong tình hình mới; đồng thời đáp ứng được xu thế vận động mới trên thế giới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, năng lượng xanh.
Cơ sở của đề xuất này chính là những hạn chế của phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhắc đến. Như, chất lượng hiệu quả quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế còn hạn chế.
Theo giải trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một trong những nguyên nhân chính là thể chế và pháp luật có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ và chưa có đột phá để thích ứng với yêu cầu phát triển, tạo hướng đi mới cho phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tính pháp lý về quy định khung đối với khu công nghiệp, khu kinh tế chưa cao, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động khu công nghiệp, khu kinh tế tản mạn, chưa đủ mạnh, mới dừng lại ở cấp Nghị định. Trong khi đó, hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, được quy định ở cấp luật, như quy hoạch, đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, nhà ở, lao động…
Hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam nói chung và của khu công nghiệp, khu kinh tế nói riêng, còn chưa hiệu quả, chưa tạo sự khác biệt để định hướng dòng đầu tư.
Tại địa phương đã hình thành hệ thống ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tuy nhiên, quy định về vị trí chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa rõ, thiếu ổn định, thiếu nhất quán, chưa được phân cấp đầy đủ và chưa tạo được căn cứ pháp lý hoàn chỉnh để triển khai thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa - tại chỗ của Chính phủ.
Vì vậy, trong thời gian tới, việc nghiên cứu, xây dựng Luật Khu công nghiệp và khu kinh tế là cần thiết.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho địa phương, bảo đảm phát huy hiệu quả mô hình “một cửa, tại chỗ” trong quản lý đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Khu kinh tế chuyên biệt là loại hình khu kinh tế mới được bổ sung tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP nên đến nay chưa có khu kinh tế chuyên biệt được thành lập
-
Quảng Nam cần hơn 8.300 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025 -
Xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn vốn đầu tư 7.962 tỷ đồng -
Năm 2025, TP.HCM dự kiến được bố trí hơn 84.100 tỷ đồng vốn đầu tư công -
TP.HCM khởi công 2 dự án BOT trong năm 2025 -
Đầu tư phát triển giao thông mở đường để Cà Mau cất cánh -
Mệnh lệnh cho đại dự án Sân bay Long Thành -
TP.HCM muốn chi hơn 106 tỷ đồng xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiến
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/12 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
3 Ba điểm tích cực của kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ -
4 Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Rõ thêm lộ trình tái sinh -
5 1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 1: Cấp chồng dự án, doanh nghiệp lâm cảnh khốn cùng
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- MIA Invest và BHS Group chính thức hợp tác phát triển dự án MIA Center Point Đà Nẵng