-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Quy hoạch vùng nuôi cá tra bám sát nhu cầu thị trường
2018 được ví là năm cơ hội của xuất khẩu cá tra khi giá bán liên tục tăng, cao nhất trong 3 thập kỷ qua và cũng có thể là năm đầu tiên, giá trị xuất khẩu cá tra vượt mốc 2 tỷ USD. Nhưng đây cũng là thời điểm để nhìn lại và giải quyết thách thức của toàn ngành.
Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra cần kiên quyết nói không với sản phẩm chất lượng thấp để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. |
“Chặng đường sắp tới sẽ có nhiều thách thức và toàn ngành cần cùng ngồi lại, xây dựng lại chiến lược để tránh lặp lại điểm rơi như hồi năm 2008”, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn - người được mệnh danh là “nữ hoàng cá tra” - chia sẻ.
Thách thức mà bà Khanh nhắc đến tồn tại cả ở thị trường nội địa lẫn ngoài đường biên giới. Bắt đầu từ vùng nuôi cơ sở không hiểu rõ nhu cầu thị trường, đến việc đối tác gây áp lực, yêu cầu đẩy cao chất lượng. Trong khi những con số thống kê, dự báo của ngành chưa đảm bảo tính chính xác, do tổng hợp từ nhiều nguồn chưa chính thống, thì doanh nghiệp trong ngành lại không cởi mở chia sẻ cùng nhau.
Vì vậy, theo bà Khanh, cần có đề án quy hoạch vùng nuôi cá tra và sản lượng cần dựa trên số liệu phân tích từ nhu cầu của thị trường.
“Bí quyết kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp có thể giữ riêng, nhưng thông tin về nhu cầu, xu hướng thị trường… thì nên chia sẻ. Nhà nước chỉ cần quy hoạch vùng nuôi, còn việc quyết định sản lượng, chất lượng… sẽ dựa vào sự tính toán, thống nhất giữa các hiệp hội, doanh nghiệp”, bà Khanh nói và khẳng định, phải giải quyết vấn đề từ gốc là tại cơ sở nuôi trồng, thu hẹp hay mở rộng diện tích từ “tiếng gọi” của thị trường.
Trong 9 tháng đầu năm nay, CTCP Thuỷ sản Vĩnh Hoàn đạt 6.596 tỷ đồng doanh thu và 1.035 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Riêng tháng 10/2018, doanh thu xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đạt 309 triệu USD, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi đó, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhìn nhận thực tế, nhiều loại thủy sản, nông sản Việt vẫn được nuôi trồng tự phát, theo phong trào, chứ không riêng cá tra.
Ông Hòe cho biết, các cơ quan chức năng cũng đã thảo luận với một số địa phương để tìm hướng giải quyết vấn đề này, nhưng cần không ít thời gian để các vùng nuôi nhỏ lẻ liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ nuôi trồng đến chế biến.
Nói không với chất lượng thấp
Không chỉ mong muốn chia sẻ thông tin, Chủ tịch HĐQT Công ty Vĩnh Hoàn còn kỳ vọng toàn ngành sẽ kiên quyết nói không với sản phẩm chất lượng thấp hay cạnh tranh bằng giá rẻ.
Bà Khanh lấy ví dụ thực tế của Vĩnh Hoàn. Công ty đã không thể đàm phán hợp đồng với đối tác khi có thêm sự chào hàng từ một doanh nghiệp nội địa cùng ngành khác, dù sản phẩm của hai doanh nghiệp khác biệt nhau.
“Nhiều nhà nhập khẩu nhắm vào điểm yếu của cộng đồng doanh nghiệp Việt là cạnh tranh với nhau về giá để đưa ra giá mua thấp nhất, mà chất lượng luôn phải đảm bảo. Vì vậy, doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau, cũng là cách làm thương hiệu cho con cá tra Việt Nam”, bà Khanh nói.
Đề cập vấn đề kiểm soát chất lượng từ vùng nuôi nhỏ lẻ, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nhấn mạnh, việc kiểm soát dư lượng kháng sinh từ các quốc gia nhập khẩu như Hoa Kỳ, châu Âu… ngày càng siết chặt. “Nếu tiếp tục nuôi tôm cùng kháng sinh thì rủi ro rất cao, nhiều nước sẽ ban lệnh cấm nhập khẩu tôm Việt Nam vì nhiễm kháng sinh quá nhiều. Khi đó chúng ta mới tìm cách ngăn chặn thì không còn kịp nữa”, Quang nói.
Tuy nhiên, chi phí kiểm kháng sinh rất cao. Mỗi ki-lô-gam tôm thành phẩm mất gần 10.000 đồng phí kiểm kháng sinh và với mỗi mẫu kiểm tra kháng sinh, doanh nghiệp phải chi khoảng 3 triệu đồng.
Chưa kể, việc kiểm tra này phải được thực hiện nhiều lần, từ lúc tôm nuôi trong ao đến khi thu hoạch, kiểm tra tại nhà máy và trong quá trình sản xuất. Điều này càng khiến giá thành tôm thành phẩm tăng.
Chủ tịch của “vua tôm” Minh Phú cho biết, nông dân thường trộn kháng sinh vào thức ăn, song loại thuốc này không có tác dụng kích thích tôm nhanh lớn. Minh Phú đã phải xây dựng 5 phòng kiểm tra lượng kháng sinh từ các vùng nuôi và nhà máy, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Thêm vào đó, kích cỡ từng con tôm khi thu hoạch cũng phải đúng với nhu cầu của người chi tiền. Nông dân có thói quen thu hoạch tôm với trọng lượng lớn (khoảng 30 con thành phẩm/kg) thay vì thu hoạch nhiều lần tốn thêm chi phí. Nhưng thực tế, những đơn hàng từ châu Âu mà Minh Phú nhận về đều đặt tiêu chuẩn trọng lượng từng con thấp hơn, từ 41 - 50 con/kg.
“Tập đoàn Walmart còn đặt thành phẩm từ 40 - 60 con/kg (tương đương 70 con tôm nguyên liệu) với số lượng cực lớn”, ông Quang cho biết.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025