
-
DIFF 2025: Sân khấu pháo hoa lớn nhất lịch sử Đà Nẵng chính thức lộ diện
-
Vietnam Airlines hợp tác thúc đẩy du lịch Việt Nam - Singapore
-
Nha Trang vào top 15 điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2025
-
Khơi thông nguồn lực, đưa du lịch Hải Phòng cất cánh
-
Tuần Du lịch Quảng Bình 2025: Kết nối du lịch - văn hóa - thể thao để thu hút du khách -
Cannes 2025: Việt Nam vẽ bản đồ du lịch mới bằng ngôn ngữ điện ảnh
Tăng trưởng mạnh, doanh nghiệp thích ứng nhanh
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, với hơn 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2024 và vượt cả thời kỳ “đỉnh cao” năm 2019.
Đáng mừng hơn, theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, mức độ phục hồi không chỉ nằm ở lượng khách, mà còn thể hiện trong xu hướng chi tiêu. “Phân khúc khách cao cấp đang dẫn dắt thị trường. Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm chạm được đến cảm xúc, có chiều sâu trải nghiệm, khác biệt...”, ông Hoan nhận định.
Sự phục hồi này một phần đến từ tác động của chính sách miễn thị thực 90 ngày cho 15 quốc gia, vùng lãnh thổ mới được triển khai đầu năm nay. Song song, mạng bay mở rộng tới các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc... cũng giúp Việt Nam hút khách quốc tế trở lại.
Không đứng ngoài dòng chuyển động, các doanh nghiệp du lịch lớn đã có phản ứng chính sách linh hoạt và chủ động. Vietravel Hà Nội triển khai chương trình “Trải nghiệm xanh - Chạm Hè chất” từ tháng 5 đến tháng 7/2025, giảm giá sâu cho nhóm khách gia đình, nhóm từ 3 người trở lên, tặng kèm vé tham quan các điểm đến gắn với thiên nhiên và giáo dục môi trường. Flamingo
Redtours ra mắt tour “Đẳng cấp giới thượng lưu”, hướng tới nhóm khách từng trải, có gu và khả năng chi trả vượt trội.
Bên cạnh hoạt động bán tour, nhiều doanh nghiệp chú trọng phát triển thương hiệu gắn với du lịch trách nhiệm, sáng tạo sản phẩm cá nhân hóa, gia tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý hành trình.
Các địa phương cũng bắt đầu bước vào cuộc đua làm mới sản phẩm du lịch. Quảng Ninh có chương trình biểu diễn đêm “Vũ điệu đại dương”, Huế tổ chức Festival Mùa hè, Hà Nội phát triển tour ẩm thực kết hợp nghệ thuật về đêm, Hà Nam đưa vào khai thác công viên nước Sun World hoạt động cả buổi tối. Trong khi đó, Hải Phòng tổ chức show nghệ thuật “Bản giao hưởng đảo xanh” và vận hành tàu du lịch chất lượng cao Hoa Phượng Đỏ, Sa Pa tiếp tục tổ chức Lễ hội Hoa hồng; Đà Nẵng tiếp tục tổ chức Lễ hội Pháo hoa quốc tế, Thái Nguyên ra mắt City tour và tuyến tàu trải nghiệm văn hóa trà…
“Bánh xe dự phòng” trên đường cao tốc
Việc đầu tư vào các hoạt động về đêm, tour trái mùa, sản phẩm văn hóa gắn với trải nghiệm đặc thù là hướng đi quan trọng để giảm phụ thuộc vào mùa cao điểm, kéo dài thời gian lưu trú và tăng giá trị chi tiêu của du khách.
Một trong những xu hướng nổi bật của mùa hè 2025 là các doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ công nghệ: từ bản đồ số, QR tour, hướng dẫn viên ảo, đến AI cá nhân hóa lịch trình. Mục tiêu là giúp du khách chủ động hơn, hành trình mượt mà hơn, cảm xúc đọng lại lâu hơn.
TS. Phạm Hà, Chủ tịch LuxGroup cho rằng, du khách hiện đại không còn đi tìm danh lam, thắng cảnh, mà tìm kiếm bản thân trong hành trình. “Nếu không tạo được dấu ấn, cảm xúc riêng, rất khó để kéo họ quay lại”, ông Hà nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng, ngành du lịch vẫn đối mặt với không ít vấn đề mang tính cấu trúc. Tình trạng chất lượng dịch vụ chưa đồng đều, giá cả không tương xứng trải nghiệm, hạ tầng chưa đồng bộ tại nhiều điểm đến vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, nhân lực du lịch sau dịch vẫn chưa phục hồi đủ về lượng và chất. Việc thiếu hụt lao động có tay nghề đang tạo áp lực lên vận hành mùa cao điểm. Đào tạo lại, giữ chân lao động chất lượng cao là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay.
Theo PGS-TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), du lịch Việt Nam đang chuyển động nhanh, nhưng chưa chắc đã bền vững. Ông ví: “Ngành đang như một chiếc xe chạy nhanh, nhưng thiếu bánh dự phòng, dễ trượt khỏi đường cao tốc nếu không kịp điều chỉnh”.
Ngoài ra, môi trường đang là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu. Những điểm đến từng là niềm tự hào hoàn toàn có thể mất sức hút nếu quá tải du khách, mà thiếu chiến lược bảo tồn và quản lý bền vững.
PGS-TS. Phạm Hồng Long nhấn mạnh: “Mùa hè 2025 là một phép thử quan trọng. Tăng trưởng nhanh là cơ hội, nhưng cũng là áp lực. Để từ ‘mùa vàng’ thực sự tiến tới ‘kỷ nguyên vàng’, ngành du lịch cần sự điều phối đồng bộ giữa trung ương và địa phương, giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa đầu tư hạ tầng, nhân lực và truyền thông, định vị giá trị”.

-
“Mùa vàng” du lịch và bài toán phát triển bền vững -
Khơi thông nguồn lực, đưa du lịch Hải Phòng cất cánh -
Ồ ạt ra mắt sản phẩm mới mùa du lịch hè -
Cô Tô đa dạng hóa trải nghiệm cho du khách -
[Ảnh] TP.HCM: 39.000 sản phẩm hoa lan quy tụ về Festival Hoa lan lần III -
Korea Travel Mart 2025: Cầu nối hợp tác du lịch Việt Nam - Hàn Quốc -
Tuần Du lịch Quảng Bình 2025: Kết nối du lịch - văn hóa - thể thao để thu hút du khách
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao