-
Hà Nội khai trương 3 tuyến buýt điện thí điểm số 05, 39, 47 -
Hai hãng hàng không của Việt Nam lọt các bảng xếp hạng hàng không thế giới 2025 -
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025 -
Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chúc Tết cán bộ cao tuổi ngành Kế hoạch và Đầu tư -
Cầu thủ Văn Toàn mang Tết yêu thương đến bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Hải Dương -
Chuyên gia phân tích các ngành hot mùa tuyển sinh đại học 2025
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Tính từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2023, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông nghỉ việc, bỏ việc lên đến con số hơn 40.000 người. Ban đầu, chúng tôi đánh giá do tác động của dịch bệnh, đời sống khó khăn, dẫn đến đội ngũ nhà giáo rời bỏ nghề nhiều như vậy. Tuy nhiên, khi dịch bệnh lắng xuống, tình trạng đó vẫn tiếp diễn”.
Vì vậy, những người làm trong ngành giáo dục rất mong chờ vào Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến, trong đó có đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Song trước mắt, 5 khoản trợ cấp của giáo viên sẽ bị cắt, gồm bãi bỏ phụ cấp thâm niên; bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo; bãi bỏ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; bãi bỏ phụ cấp công vụ do đã đưa vào trong mức lương cơ bản; bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề. Nội dung này đang gây xôn xao dư luận, đặc biệt là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên.
Thầy giáo Nguyễn Quang Huy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS Huổi Lếch (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) trăn trở trước việc một số phụ cấp bị cắt: “Khi trường thành lập được 1 năm thì tôi cùng 4 thầy cô giáo khác xung phong về cắm bản, nay đã được 21 năm. Cá nhân tôi đang hưởng phụ cấp thâm niên là 19%, cùng với các khoản khác thì thu nhập hàng tháng mới đủ để trang trải. Mà giờ bị cắt thì tôi không biết tiền lương có đáp ứng cuộc sống hay không”.
Nỗi niềm của thầy Huy cũng là lo lắng chung của các thầy cô giáo công tác trong ngành giáo dục lâu năm. Nhiều người còn đặt câu hỏi, chả lẽ bao nhiêu năm công tác, nay tính lương bằng người mới ra trường?
Theo TS. Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: “Về nội dung bãi bỏ phụ cấp thâm niên, tôi thấy có nhiều điểm cần bàn ở đây. Trước hết, phải hiểu thâm niên là thời gian gắn bó với nghề, với ngành, nên vẫn cần phải giữ. Nhiều ý kiến đề xuất không được cào bằng, tôi thấy hợp lý” .
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, ông Khuyến cũng nhìn nhận, nói như thế không có nghĩa là nội dung này không hợp lý. Bởi lẽ, tiền lương được nhìn nhận ở trình độ chuyên môn, dù là người mới vào ngành, nhưng các bạn trẻ trau dồi kiến thức, kỹ năng và có năng lực giỏi thật sự thì phải đánh giá đúng.
Dù đồng ý việc người trẻ, tài năng, có chuyên môn và trình độ tốt, xứng đáng hưởng mức lương cao, nhưng TS. Lê Viết Khuyến kiến nghị, cần phải cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá năng lực, chứ không được trừu tượng, khó hiểu.
“Hiện tại tôi thấy, về đánh giá chủ yếu dựa vào các chứng chỉ, nhưng một số nơi không cần dùng đến các chứng chỉ. Thêm vào đó, việc cấp các chứng chỉ, thực tế nhiều nơi chưa chuẩn, nên đánh giá không đúng trình độ, chuyên môn”, ông Khuyến bày tỏ.
Với đề xuất nâng lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp như Dự thảo Luật Nhà giáo, phần đông giáo viên đều vui mừng. Song, theo ông Đinh Đức Hiền, Phó hiệu trưởng Trường THCS - THPT FPT Bắc Giang, thực tế, việc nâng lương giáo viên còn nhiều vấn đề phải bàn.
“Đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp là niềm vui lớn đối với giáo viên. Tuy nhiên, ngoài câu chuyện tiền lương, nhiều người mong Luật Nhà giáo sẽ làm rõ hơn các khía cạnh khác như công việc, vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn nhà giáo”, ông Hiền nói.
Cũng theo ông Hiền, đối với giáo viên, dạy trẻ càng ít tuổi càng khó khăn. Thực tế đang tồn tại một vấn đề bất cập là giáo viên mầm non rất vất vả, nhưng tiền lương, chế độ đãi ngộ có sự chênh lệch khá rõ với dạy cấp cao hơn. Chính vì thế, cần có những điều chỉnh hợp lý, trả tiền lương xứng đáng với công sức của họ.
Một băn khoăn của các giáo viên là, trước khi Dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua, khi cắt 5 khoản phụ cấp, thì 8 khoản phụ cấp mới (phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập) liệu có bù được cho 5 khoản bị cắt kia không?
-
Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chúc Tết cán bộ cao tuổi ngành Kế hoạch và Đầu tư -
Cầu thủ Văn Toàn mang Tết yêu thương đến bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Hải Dương -
Tàu Thống Nhất vào danh sách 9 đoàn tàu đáng trải nghiệm 2025 -
Hà Nội ban hành quy định mới về quản lý biên chế của Thành phố -
Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây trở thành trường chuyên -
Báo Đầu tư đồng hành Quỹ Thiện tâm trao 100 suất quà Tết tại Thái Bình -
Chuyên gia phân tích các ngành hot mùa tuyển sinh đại học 2025
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM