
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
![]() |
Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với toàn bộ đối tác thương mại. |
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ 180 nền kinh tế, cùng đó, một số đối tác thương mại với Mỹ đã bị áp thuế cao bất ngờ, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, người đứng đầu Chính phủ Mỹ tuyên bố áp thuế 10% đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời áp mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Washington.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ chịu mức thuế cao, lên tới 46% kể từ ngày 9/4.
Một số đối tác thương mại của Mỹ cũng chịu mức thuế cao, như: Trung Quốc (34%), Liên minh châu Âu (20%), Nhật Bản (24%), Hàn Quốc (25%), Thụy Sỹ (31%), Anh (10%), Malaysia (24%), Ấn Độ (26%), Brazil (10%), Indonesia (32%), Việt Nam (46%), Singapore (10%), Ukraine (10%), Venezuela (15%).
Trong danh sách này, Trung Quốc và Việt Nam, những đối tác thương mại lớn của Mỹ nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46%.
Mức thuế 46% mà Mỹ áp với tất cả các loại hàng hóa Việt Nam được nhận định là cao bất ngờ, mà theo như ý kiến của TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Quốc tế và Chính sách hội nhập, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính: “Đây là con số gây sốc với giới nghiên cứu. Mức thuế mới này ở mức độ nào đó mang tính hủy diệt vì quá cao”.
Theo đó, mức độ ảnh hưởng của sắc thuế này lan rộng ở nhiều góc độ. Ảnh hưởng đầu tiên và rõ ràng nhất là khả năng lạm phát ở Mỹ tăng lên nhiều, đây chính là hệ quả rất tiêu cực của việc sử dụng thuế quan là công cụ trong thỏa thuận thương mại quốc tế.
Với việc lạm phát của Mỹ có thể tăng cao sẽ kéo theo một loạt biện pháp tài chính khác liên quan đến lãi suất của Mỹ, đến thị trường tài chính và tác động lan tỏa thông qua lạm phát Mỹ sẽ lớn và nhanh với các nền kinh tế còn lại.
Thuế quan mà Mỹ áp dụng lên tất cả các mặt hàng từ Việt Nam sẽ kéo theo nhiều ngành sản xuất của Việt Nam chịu tác động nặng nề, nhất là những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ như hàng dệt may, giày dép, điện tử, đồ gỗ nội thất, máy móc dụng cụ phụ tùng…
![]() |
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may, do đó, ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ sẽ tác động lớn đến ngành hàng này. |
Phân tích kỹ hơn về mức thuế này, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia chính sách công cho rằng, do Việt Nam bị áp thuế đối ứng cao hơn nhiều so với các đối thủ nên tác động sẽ lớn.
Ước tính, hàng hóa của Việt Nam sẽ chịu thuế cao hơn khoảng 10 - 20% so với đối thủ cạnh tranh khác tại thị trường Mỹ
"Giả sử kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ không đổi, khoảng 119 tỷ USD mỗi năm, thì hàng hóa của chúng ta sẽ phải chịu khoảng hơn 54 tỷ USD tiền thuế, tương đương hơn 10% GDP của Việt Nam”, ông Đức cho hay.
Ngành dệt may xuất khẩu sang Mỹ hơn 16 tỷ USD trong năm 2024 đang lo xuất khẩu trong năm nay sẽ hẹp đường.
Trao đổi nhanh với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) bày tỏ quan ngại về mức thuế mà chính quyền Mỹ vừa công bố.
“Ngay sáng 3/4, Vinatex tổ chức Hội nghị về thị trường, trong đó nội dung chính yếu là bàn về tác động của thuế quan Mỹ với ngành dệt may Việt Nam, đưa ra những kịch bản có thể ứng phó như thế nào, bởi với mức thuế này thì chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng dẫn đến tổng cầu sẽ giảm", ông Hiếu nói.
Nêu mong mỏi bước đầu, vị CEO Vinatex cho rằng, để đối phó với thuế quan của Mỹ, quan trọng là hành động từ phía Việt Nam. Trước hết, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp sẽ phải có động thái, mục tiêu trước mắt là đàm phán với phía Mỹ để có thể kéo dài thời gian áp dụng đã, thay vì áp dụng từ ngày 9/4 thì có thể trì hoãn và trong thời gian đó có thể thỏa thuận thêm.
“Áp thuế cao với hàng hóa của một số đối tác thương mại lớn là một trong những chính sách của Tổng thống Mỹ, tạo nên những cú sốc ban đầu để làm nền tảng cho các thỏa thuận tiếp theo. Trong thông báo của Thổng thống cũng nói rõ điều này, đây là mức thuế trần và trên cơ sở đó, các quốc gia có thể có những thỏa thuận và nhượng bộ nhất định”, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Quốc tế và Chính sách hội nhập, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính nói thêm.
Thuế quan của ông Trump cũng sẽ khiến hoạt động sản xuất trên toàn cầu giảm tốc và Việt Nam là quốc gia có xuất khẩu lớn sang Mỹ không thể đứng ngoài sự suy giảm sản xuất. Với nền kinh tế hướng vào xuất khẩu như Việt Nam, khi bị áp mức thuế rất cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng
Phân tích thêm về mặt bằng thương mại, TS. Trần Toàn Thắng cho rằng, thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các thị trường khác đang có hoạt động xuất khẩu vào Mỹ. Đơn cử, nhiều nước ASEAN đã chọn Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn, nhưng với thuế quan cao như vậy, các quốc gia này sẽ quay trở lại tìm kiếm các thị trường xuất khẩu khác có lợi thế hơn.
Hiện, các dpanh nghiệp Việt Nam đang kỳ vọng, khả năng các hàng rào thuế quan này nếu có thể sẽ chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, cùng với đó, các cuộc thương thảo giữa Chính phủ Việt Nam với phía Mỹ sẽ sớm mang lại những kết quả tích cực hơn.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Vina T&T Group - nhà sản xuất, xuất khẩu trái cây, trong đó thị trường trọng điểm của doanh nghiệp này là Mỹ cho rằng: "Hoàn toàn bất ngờ khi Mỹ áp thuế với toàn bộ mặt hàng của Việt Nam xuất sang Mỹ. Bởi, với ngành rau quả, hiện Việt Nam đang nhập siêu từ Mỹ. Hy vọng, sau khi ngồi lại bàn đàm phán, đưa ra các con số chứng minh cụ thể để Mỹ thấy rằng Việt Nam là đối tác tin cậy, và sẽ sớm có những thông tin tốt cho ngành hàng và doanh nghiệp".

-
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower